Tên phải có ý nghĩa hay
Cần chọn tên cho con có ý nghĩa tích cực và lịch sự vì cái tên sẽ đi theo con suốt cả cuộc đời. Đã qua rồi cái thời bố mẹ thích đặt tên con thật xấu cho… dễ nuôi và để ông Trời không bắt đi mất.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Tên phải hợp với giới tính của con
Con gái mang tên giống con trai hay con trai mang tên con gái đều dễ gây nhầm lẫn trong giao tiếp, xưng hô hay làm giấy tờ và có thể dẫn đến nhiều rắc rối khác.
Nếu mẹ có một bé trai, một số tên sau sẽ dễ gây hiểu lầm giới tính cho bé nếu mẹ lựa chọn: Ngọc Thuỷ, Hà Linh, Thanh Dương, Hải Châu, Việt An, Hải Quỳnh, Xuân Thắm.
Nếu là bé gái, những cái tên mạnh mẽ như Minh Việt, Phước Nguyên, Xuân Sơn, Duy Khang, Hà Duy, Việt Anh sẽ rất dễ mọi người gọi nhầm bé là con trai.
Không nên đặt tên theo cảm xúc
Vui, Cười, Sướng…hay những từ miêu tả cảm xúc khác đều nên tránh khi đặt tên cho con cái bởi trong một số hoàn cảnh cụ thể, cái tên sẽ dễ gây hiểu nhầm hoặc khó xử.
Tránh các tên dễ gây hiểu nhầm
Từ gốc Hán Việt vốn rất rộng và hàm súc, không ít tên riêng khi đọc lên rất dễ liên tưởng tới một ý nghĩa khác hẳn nguyên nghĩa ban đầu. Ngoài ra, các tên riêng ít thông dụng, tối nghĩa, dễ gây phương hại về tâm lý... cũng cần hết sức tránh.
Tránh trùng tên vĩ nhân
Hết sức tránh việc sử dụng tên của hoàng đế hoặc vĩ nhân qua các triều đại. Mỗi con người sở hữu số phận khác nhau, lại phân chia mạnh yếu rõ rệt. Khi mang các danh xưng quá mạnh hay quá nặng, không loại trừ khả năng mệnh vận ta khó cáng đáng, dễ chịu phát sinh không hay.
Tránh đặt tên cho con quá cầu toàn
Cái tên mang nhiều ý nghĩa, gửi gắm nhiều kỳ vọng, mong mỏi của ba mẹ đến thiên thần nhỏ của mình. Tuy nhiên, mẹ không nên đặt mục tiêu phải tìm một cái tên thật hoàn hảo, chứa đựng tất cả tinh túy của đất trời, những mong ước của gia đình, dòng tộc.
Việc đặt tên với quá nhiều ý nghĩa tuyệt đối sẽ có thể khiến bé khi lớn lên bị áp lực khi cảm thấy mình không như kỳ vọng của ba mẹ. Ngoài ra, những cái tên này còn dễ khiến bé bị bạn bè trêu chọc.
Một số tên gọi mang nghĩa tốt đẹp hoàn hảo, vĩ đại mà mẹ nên cân nhắc kỹ khi chọn lựa như: Hoa Hậu, Bạch Tuyết, Ngọc Ngà, Châu Báu, Trạng Nguyên, Thành Công, Mỹ Nhân, Đại Tài, Thúy Kiều, Phú Quý, Hằng Nga, Tiểu Thư, Diễm Lệ, Cao Sang, Phát Tài, Vô Địch, Vô Đối.
Không nên đặt tên trùng với người thân trong gia đình
Theo quan niệm của xã hội Việt Nam, việc đặt tên con trùng với tiền thân là phạm húy, không mang lại may mắn. Vì vậy, ba mẹ hãy xem gia phả kỹ lưỡng trước khi chọn tên để tránh trùng lặp. Nếu sơ suất đặt tên cho con giống với tên của ông bà, tổ tiên thì khi ở nhà cần gọi bé bằng tên khác.
Ngoài ra, việc đặt tên con trùng với tên các thành viên trong gia đình còn dễ gây nhầm lẫn khi gọi.
Tránh đặt tên con khó gọi hoặc khó nghe
Tên gọi của con và sẽ gắn liền với con suốt cả đời thế nhưng nó lại được người khác dùng nhiều hơn để gọi hoặc ám chỉ một người nào đó. Nếu bạn đặt tên cho con bạn khó gọi về ngữ âm hoặc các thanh âm khó nghe thì không tốt chút nào. Điều này sẽ vừa gây khó khăn khi người khác gọi tên con và vừa gây chú ý và mất thiện cảm với người khác khi nghe thấy tên con bạn.
Thông thường, tên của người Việt thường gồm 3 hoặc 4 chữ, bao gồm họ, tên đệm và tên. Một số trường hợp ít gặp hơn thì có 2 chữ hoặc 5 chữ. Trong tên của mỗi người, các tiếng đều thuộc thanh bằng hoặc thanh trắc. Vì vậy, bố mẹ cũng nên chú ý đặt tên cho con nghe dễ hài hòa, đọc nghe êm tai, tránh không tuân theo sự hào hợp giữa thanh bằng và trắc nghe sẽ rất ngang. Chẳng hạn như, cần phối âm tránh các tiếng cùng dấu đi liền nhau, đặc biệt là dấu nặng. Ví dụ như Trần Huyền Trà, Lê Nguyễn Việt, Trịnh Triệu Thủy… Đối với những tên gồm 4 tiếng trở lên cũng áp dụng tương tự như vậy, tránh sự trùng lặp nhiều dấu giọng liền nhau sẽ khó đọc.
(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!