Thứ 6, 22/11/2024, 21:35 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Người dân Đồng bằng Sông Cửu Long “khóc hết nước mắt” vì hạn mặn

Người dân Đồng bằng Sông Cửu Long “khóc hết nước mắt” vì hạn mặn
(Tieudung.vn) - Lúa chưa ngậm đòng đã chết rụi, cây ăn trái và hoa màu héo rũ, hàng ngàn hộ dân thiếu nước ngọt...Hặn mặn, đang đẩy người dân khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đến tận cùng của cái khổ…

Thiệt hại nặng nề

Theo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), đến nay, tổng thiệt hại do hạn mặn gây ra tại khu vực ĐBSCL vào khoảng 39.000 ha đối với lúa vụ mùa 2019 và đông xuân 2019-2020. Đồng thời, khoảng 95.600 hộ dân đang gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt.

Người dân Đồng bằng Sông Cửu Long “khóc hết nước mắt” vì hạn mặn

Ruột lúa nứt nẻ, chết khô vì hạn mặn.

Cụ thể, hạn mặn đã làm ảnh hưởng trên 30% năng suất, khoảng 39.000 ha, bao gồm vụ mùa 16.000 ha và đông xuân 23.000 ha, chiếm khoảng 1,2% tổng diện tích gieo trồng, bằng 9,6% diện tích bị ảnh hưởng năm 2015-2016. Vụ đông xuân 2019-2020 toàn vùng ĐBSCL xuống giống được 1,54 triệu ha lúa, đến nay đã thu hoạch 1 triệu ha.

Riêng các diện tích cây ăn trái hiện chưa bị ảnh hưởng do được bảo vệ của hệ thống đê bao, bờ bao. Tuy nhiên, nguồn nước ngọt được tích trữ phục vụ tưới cây tại nhiều nơi đang dần cạn kiệt, nếu xâm nhập mặn kéo dài đến tháng 4 sẽ có nhiều diện tích bị ảnh hưởng.  

“Dự báo sẽ có 80.000ha cây ăn trái bị ảnh hưởng do hạn mặn trong mùa khô năm 2019-2020. Đây là vấn đề lớn, cần phải đặc biệt quan tâm vì thiệt hại về cây ăn quả sẽ mất cả chục năm để khôi phục”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh.

Tình hình xâm nhập mặn ở khu vực ĐBSCL được đánh giá đang ở mức độ gay gắt và sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian còn lại của mùa khô. Hiện nước mặn đã ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh ở ĐBSCL, trừ An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ. Tính đến nay, 5 tỉnh trong vùng gồm Cà Mau, Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang và Long An đã công bố tình huống khẩn cấp do xâm nhập mặn trên địa bàn.

Cụ thể, tại Bến Tre, xâm nhập diễn biến phức tạp, độ mặn 4‰ đã xâm nhập cách cửa sông 60km; trên các tuyến sông nhánh, nội đồng, kể cả các đập tạm trữ nước đều bị nhiễm mặn trung bình trên 2‰ ở hầu hết các huyện, thành phố.

Qua thống kê, Bến Tre hiện có trên 5.200 ha diện tích lúa bị thiệt hại; khoảng 20.000 ha cây ăn trái, 72.000 ha dừa và hơn 1.000 ha cây giống, hoa kiểng có nguy cơ bị ảnh hưởng; tình hình nuôi thủy sản đang gặp khó khăn, có 722 ha diện tích nuôi tôm càng xanh bị ảnh hưởng, xảy ra hiện tượng nghêu chết với số lượng khoảng 1.100 tấn, ước thiệt hại khoảng 23 tỷ đồng.

Người dân Đồng bằng Sông Cửu Long “khóc hết nước mắt” vì hạn mặn

Một hộ dân ở Bến Tre dùng xe bồn đi mua nước ngọt với “giá chát” 300.000 đồng/m3.

Cùng cảnh ngộ, tại Tiền Giang, nước mặn đã xâm nhập đến cầu Mỹ Thuận, làm ảnh hưởng đến tất cả các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh. Toàn tinh Tiền Giang hiện còn 2.270 ha lúa vùng ngọt hóa Gò Công xuống giống sau lịch khuyến cáo thời vụ cũng trong tình trạng thiếu nước ngọt, nên khả năng bị thiệt hại là rất lớn. 

Tiền Giang hiện có hơn 36.000 ha vườn cây ăn trái khu vực phía Nam quốc lộ 1A, nguồn nước bị nhiễm mặn, người dân phải mua nước từ các phương tiện vận chuyển với chi phí đắt đỏ. Mặn xâm nhập sâu, vượt qua vị trí lấy nước trên sông Tiền của hai nhà máy nước Bình Đức và Đồng Tâm, đe dọa nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt của hơn 800.000 dân trên địa bàn TP Mỹ Tho và các huyện phía Đông của tỉnh.

Riêng tại tỉnh Long An, qua thống kê sơ bộ, ước tính diện tích lúa bị ảnh hưởng trong mùa khô khoảng 13.500 ha, trong đó có 2.600 ha ở huyện Thủ Thừa và Tân Trụ có khả năng mất trắng. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Long An có gần 10.000 hộ dân sống phân tán đang bị thiếu nguồn nước sinh hoạt do ảnh hưởng bởi hạn, mặn.

Người dân Đồng bằng Sông Cửu Long “khóc hết nước mắt” vì hạn mặn

Thiếu nước nước ngọt cho sinh hoạt hằng ngày, người dân tại ĐBSL vẫn phải chắt chịu, dành dụm số nước ngọt ít ỏi mua được để cứu vườn cây ăn trái của gia đình.

Khẩn trương ứng phó

Liên quan đến tình hình xâm nhập mặn tại ĐBSCL, mới đây Bộ NN&PTNT cho biết, cuối tháng 3/2020, xâm nhập mặn có thể vẫn ở mức cao nhưng thấp hơn so với đợt xâm nhập mặn giữa tháng và có thể sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao đến tháng 4.

Cụ thể, theo Bộ NN&PTNT dẫn chứng, từ đầu mùa khô năm 2019-2020 đến nay, đợt xâm nhập mặn đạt mức cao xảy ra từ ngày 8 đến 14/2 (đạt đỉnh ngày 12/2) với ranh mặn 4g/l ở các cửa sông Cửu Long từ 55-74km.

Theo của các cơ quan nghiên cứu khoa học thuộc Bộ NN&PTNT, từ ngày 29/2 đến 6/3, xâm nhập mặn ở ĐBSCL giảm theo kỳ triều xuống, nước ngọt có khả năng xuất hiện ở các cửa sông Cửu Long cách biển từ 45-55km trở lên tại thời điểm triều thấp (chân triều).

Từ ngày 7 đến 15/3, xâm nhập mặn tăng cao theo kỳ triều cường. Khả năng ở mức cao nhất từ đầu mùa khô, phạm vi ảnh hưởng của ranh mặn 4g/l, phạm vi ảnh hưởng ở khu vực sông Vàm Cỏ (Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây) vào sâu khoảng 100-110km; sông Cổ Chiên, sông Hậu (Cửa Định An, Trần Đề) khoảng 70km; sông Cái Lớn 62-65km...

Tuy nhiên, do các hồ chứa ở thượng nguồn chưa tăng lượng xả, xâm nhập mặn có thể sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao đến tháng 4. Các địa phương cũng như hộ dân đã phải vận chuyển nước ngọt từ nơi khác về để tưới cho cây ăn trái. Đồng thời, mỗi địa phương cũng đã phải tìm ra giải pháp ứng phó hiệu quả đối với thực trạng hạn mặn gay gắt đã được cảnh báo từ trước.

Người dân Đồng bằng Sông Cửu Long “khóc hết nước mắt” vì hạn mặn

Tình hình xâm nhập mặn tại các tỉnh vùng ĐBSCL đang diễn biến hết sức phức tạp, chỉ mong mùa mưa đến sớm để người dân nơi đây bớt khổ.

Để khẩn trương đối phó với hạn mặn, Bộ NN&PTNT vừa có công văn gửi các tỉnh ĐBSCL về việc đề phòng ảnh hưởng của xâm nhập mặn lên cao trong tháng 3/2020.

Để hạn chế thiệt hại xuống mức thấp nhất, Bộ NN&PTNT đề xuất các giải pháp lâu dài phòng chống hạn mặn cho ĐBSCL. Đó là đầu tư lắp đặt thiết bị giám sát độ mặn tự động để kịp thời thông tin, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp với từng giai đoạn, nhất là ứng phó với tác động của thời tiết cực đoan.

Ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng hoàn thiện khép kín các hệ thống thủy lợi đã có, nạo vét các kênh trục chuyển nước, xây dựng các trạm bơm cột nước thấp trên kênh, xây dựng hạ tầng thủy sản…để chủ động kiểm soát triều, xâm nhập mặn; cải tạo các cửa cống lấy nước hiện có ở vùng ảnh hưởng triều, bảo đảm chủ động vận hành lấy nước ngọt, nước mặn và tiêu thoát nước.

Các dự án đề nghị ưu tiên là: Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2; hoàn thiện hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre, Nam Bến Tre, Nam Măng Thít, Bảo Định, Nhật Tảo - Tân Trụ,… , đồng thời khuyến khích chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, đặc biệt vùng không chủ động nguồn nước, thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn sang phát triển nông nghiệp đa dạng (thủy sản -cây ăn quả - lúa), đáp ứng nhu cầu của , chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng.

Xây mới, nâng cấp, sửa chữa các công trình cấp nước tập trung, trong đó tỉnh Cà Mau 30 công trình, Sóc Trăng 3 công trình, Kiên Giang 5 công trình; mở rộng, kéo dài tuyến ống cấp nước cho cho các hộ dân khu vực lân cận, trong đó tỉnh Long An mở rộng cho 32.350 hộ dân, Bến Tre mở rộng 40 km đường ống, Kiên Giang mở rộng cho 7.880 hộ dân, Tiền Giang mở rộng 200 km đường ống.

Xây dựng các hồ trữ nước ngọt từ hệ thống sông, kênh cụt tại các tỉnh Trà Vinh, Long An, Bến Tre, Hậu Giang. Ngoài ra, việc khai thác nước ngầm tại các khu vực nguồn nước ngầm phải bảo đảm về chất lượng, trữ lượng…

Tags:
3.5 5 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Bắt Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP Hồ Chí Minh
(Tieudung.vn) Ông Huỳnh Nguyễn Lộc Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP Hồ Chí Minh bị...
 
Sửa Luật Quảng cáo: rà soát, đối chiếu với các luật để hạn chế chồng chéo
(Tieudung.vn) Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề nghị Cơ quan chủ trì soạn...
 
TP Hồ Chí Minh: Bắt ca sĩ Quốc Kháng và Chủ tịch Mỹ Châu Pharmacy
(Tieudung.vn) Do có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nên ca sĩ Quốc Kháng và Lê Nguyễn...

Muôn màu

Tử vi ngày 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo: Sư Tử cần có kế hoạch rõ ràng
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo, Sư Tử cần có...
 
Cách tập thể dục an toàn ngoài trời
(Tieudung.vn) Thay vì tập luyện trong phòng gym, nhiều người đang chuyển hướng sang các bài tập thể dục...
 
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo: Xử Nữ không nên vội vàng bỏ cuộc
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ sáu ngày 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo, Xử Nữ không nên...

Du lịch - Ẩm thực

Phở bò Việt Nam lọt top 20 món súp ngon nhất thế giới
(Tieudung.vn) Món phở bò của Việt Nam tiếp tục ghi danh trong danh sách 20 món súp ngon nhất...
 
3 điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống
(Tieudung.vn) An toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn...
 
Du lịch tăng tốc đón khách quốc tế cuối năm
(Tieudung.vn) Chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.55503 sec| 892.641 kb