Theo dân gian tương truyền, Thần Tài là vị thần sống ở trên trời, chuyên trông coi chuyện tiền bạc. Thế nhưng, trong một lần xuống dưới hạ giới do uống rượu say, đầu va vào đá nên không nhớ mình là ai. Trong quá trình lưu lạc dưới nhân gian, quần áo Thần Tài mặc trên người bị người dân đem đi bán.
May thay khi Thần Tài đi lang thang xin ăn thì được một cửa hàng bán gà, vịt mời Thần Tài ăn, từ đó cửa hàng này đông nghịt khách hàng. Song, một thời gian sau, cửa hàng đó làm ăn sa sút, vắng khách do chủ nhà thấy Thần Tài không làm gì, ăn bốc nên không cho ở nữa.
Thấy vậy nhiều người kinh doanh buôn bán khác tìm mời Thần Tài về, đưa đi mua quần áo mới để mặc. Cũng may Thần Tài đã mua lại quần áo lúc trước rồi mặc quần áo, đội mũ bay về trời. Từ đó, nhiều người xem ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch là ngày vía Thần Tài bay về trời.
Theo đó, cứ vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, hàng vạn người, đặc biệt là giới kinh doanh buôn bán lại tung tiền mua vàng vào đúng ngày vía Thần Tài bay về trời để cầu mong may mắn, tài lộc cho cả một năm.
Ảnh minh họa.
Ngày, giờ tốt nhất để cúng Thần Tài
Ngày 10 tháng Giêng chính là ngày cúng vía Thần Tài quan trọng nhất của năm. Đặc biệt đối với những ai làm ăn buôn bán, người ta rất quan trọng ngày vía Thần Tài này bởi họ quan niệm rằng, khi cúng các vị Thần Tài, Thổ Địa vào đúng ngày này thì sẽ giúp người đó luôn được bình an, buôn may bán đắt cả năm.
Ngày vía Thần Tài 2020 rơi vào thứ 2 ngày 3/2/2020 dương lịch. Theo các chuyên gia tâm linh, lễ cúng vía Thần Tài năm Canh Tý 2020 tốt nhất nên được tiến hành vào khung giờ buổi sáng từ 5h-7h hoặc 11h-13h.
Từ 5-7h là giờ Tân Mão, tức giờ Ngọc Đường hoàng đạo, chủ về tài lộc, phú quý. Cúng vía Thần Tài 2020 vào khung giờ này thì công việc hanh thông, dễ phát tài phát lộc như ý.
Từ 11-13h là giờ Giáp Ngọ, tức Tư Mệnh hoàng đạo. Nếu cúng lễ trong khung giờ này thì việc khai trương, mở cửa hàng, kí kết hợp đồng, đầu tư kinh doanh đều vô cùng thuận lợi. Công việc làm ăn gặp nhiều may mắn, càng ngày càng mở rộng quy mô kinh doanh, có nhiều tài sản tích lũy, tiền vàng nhiều vô kể.
Mâm cúng ngày vía Thần tài gồm những lễ vật sau:
- Mâm cỗ "Tam Sên" gồm: 1 miếng thịt heo luộc, trứng luộc và tôm (hoặc cua) luộc. Hoặc nếu không làm cỗ mặn, có thể chuẩn bị bánh trái, đồ chay, các loại chè cúng.
- Hương: Có thể thắp hương vào buổi sáng hoặc buổi tối, quan trọng là chọn giờ tốt để cúng lễ hoặc ngày giờ tốt có sao tốt đến để kích hoạt trường khí dễ dàng hơn.
- Nước: Cần rửa sạch chén và chỉ một chén nước là đủ. Nước dùng để thắp hương không nên rót quá đầy, cần cách miệng chén khoảng 1 cm.
- Hoa: Gia chủ có thể sử dụng bình hoa bằng thủy tinh hoặc gốm sứ. Nên lựa chọn hoa tươi, có nụ, có hương thơm, tuyệt đối không dùng hoa giả để làm lễ.
- Quả: Không dùng quả nhựa, quả nhân tạo để làm lễ, nên chọn quả tươi ngon, còn nguyên vẹn, như táo, lê, chuối, cam…
- Đèn, nến: Sử dụng đèn thật như đèn dầu, nến, không dùng đèn điện, đèn nhấp nháy vì tạo khí trường xấu, ảnh hưởng tới việc thờ cúng.
- Gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được rãi ra ngoài.
- Rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào.
Ngày Thần Tài nên mua gì?
Vào ngày Thần Tài, để cầu mong một năm làm ăn thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, phát tài phát lộc, mọi người có tục lệ mua vàng.
Có thể mua nhẫn tròn trơn từ 0,5 - 2 chỉ vàng. Với mức giá phù hợp, đây là loại sản phẩm được nhiều người tìm mua nhất vào ngày vía Thần Tài. Ngoài ra, vàng miếng cũng là một món đồ được rất nhiều người lựa chọn. Nếu lựa chọn mua vàng miếng thì nên lưu ý nên mua ở những cửa hàng vàng lớn và yêu cầu nơi bán xuất hóa đơn tài chính, ghi số sêri miếng vàng nếu là loại 1 lượng, 5 chỉ, đồng thời nên chọn loại bao bì có màng Hologram chống giả để tránh mua phải vàng hàng giả, hàng nhái.
Bên cạnh đó, có thể mua các trang sức bằng vàng tuy nhiên không nên mua loại trang sức có quá nhiều móc nối.
(Tieudung.vn) - Theo phong tục tập quán cổ truyền Việt Nam, ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hằng năm là ngày vía Thần Tài. Dưới đây là bài Văn khấn Thần Tài (Theo văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin).