Tết Nguyên đán này, bạn hãy thử dừng việc mua giò ở quán mà tự tay mình làm nên những cây giò thơm ngon cho gia đình thưởng thức bằng những hướng dẫn dưới đây.
1. Giò lụa tai heo
Nguyên liệu
- Thịt heo xay sẵn: 500 g
- Tai heo: 500 g
- Bột năng hoặc bột ngô: 30 g
- Gia vị cần nêm nếm: nước mắm ngon, bột nêm, đường, tiêu trắng dã nhuyễn
- Nước lạnh
- Bột nở
- Chuẩn bị thêm cả lá chuối và khung để gói giò được đẹp hơn. Chú ý nên xay những loại thịt có dắt chút mỡ. Vì thịt mỡ sẽ làm cho giò luộc xong ăn rất ngậy, không bị khô. Lá chuối thì giúp cho giò tai heo có vị tự nhiên, thơm và thanh chứ không nồng.
- Làm sạch tai: tai heo mua từ chợ về nên chắc chắn sẽ không được vệ sinh. Đầu tiên là dùng dao sắc cạo hết phần lông còn sót lại, sau đó dùng muối xát hết bề mặt tai rồi rửa lại với nước sạch. Đun sôi một siêu nước rồi tưới qua phần tai này rồi để ráo nước.
- Nên mua thịt xay sẵn ở các hàng sạp bán thịt. Thịt heo tốt nhất là nên cho vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 45 phút trước khi chế biến.
- Luộc phần tai với nước và một củ hành khô đập dập. Khi tai đã chín thì dùng khăn thấm cho khô phần nước rồi bắt đầu thái. Thái phần tai lợn thành những miếng mỏng vừa, không quá dài. Cho vào tô lớn rồi ướp với gia vị cho đậm đà: hạt nêm nước mắm rồi để 20 phút cho ngấm đều.
- Sau 45 phút thịt xay bỏ từ ngăn đá ra. Chuẩn bị máy xay sinh tố. Xay thịt cùng với các gia vị như là bột nở, đường, bột năng, tiêu nhuyễn, nước mắm nguyên chất và hạt nêm. Xay máy khoảng 15 giây rồi nghỉ.
- Cho máy nghỉ được 1 phút rồi lại tiếp tục xay nhớ cho thêm chút nước đá. Cứ như vậy khoảng 4 đến 5 lần đến khi phần thịt có màu hồng đẹp mắt, dẻo quẹo và có phần dính dính. Như vậy thịt xay đã đạt yêu cầu chuẩn.
- Lấy phần thịt đã xay nhuyễn trộn cùng phần tai heo đã thái sợi. Dùng tay trộn để hai phần thịt được đều với nhau.
- Bước gói giò bạn có 2 cách làm: dùng khuôn có sẵn hay gói bằng tay đều được cả. Tốt nhất phần bọc bên ngoài nên sử dụng lá chuối để giò được thơm ngon nhất.
- Trước khi gói thì nên rửa sạch lá chuối, lau lại bằng khăn khô để lá được khô nhất. Trải phẳng lá chuối xuống, đặt một lớp lá chuối lên mép của lớp lá chuối kia, để song song hai lá.
- Phần tai heo và thịt xay cho vào phần giữa, quấn tròn và chắc tay để khi luộc giò sẽ không bị có lỗ khí bên trong. Gấp một bên đầu lá rồi dựng lên để hoàn thành đầu bên kia. Sau đó dùng dây buộc chặt thân giò lại, nhớ cố định hai đầu của cây giò để khi luộc tránh bị bục.
- Đặt xoong lên bếp rồi đổ cho ngập nước cây giò. Đun sôi nước rồi dần dần giảm nhỏ lửa đi một chút, đậy nắp kín cho giò nhanh chín.
- Thời gian giò chín chỉ dao động trong 1 tiếng đồng hồ. Bạn nên chú ý điều này nhé. Khi giò đã chín thì vớt ra rổ để cho ráo nước, cách khác là bạn có thể treo giò lên.
2. Giò lụa
Nguyên liệu
- 500gr thịt heo
- 30gr bột bắp
- 1 muỗng canh nước mắm
- 1/2 muỗng cà phê hạt nêm
- 1/2 muỗng cà phê đường trắng
- 1 muỗng cà phê tiêu trắng
- 15gr bột nở
- 3 miếng lá chuối
Cách làm
- Thịt heo xay cho vào ngăn đá 45 phút. Qua 45 phút lấy thịt ra, cho vào máy xay thịt cùng với bột bắp, bột nở, 1/2 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê tiêu trắng, 1 muỗng canh nước mắm, xay 15 giây. Cho 1 chút nước đá vào, bấm máy xay 10 giây lại cho thêm 1 ít nước đá nữa. Cứ mỗi đợt máy quay 10 - 15 giây thì ngưng 1 chút, bấm xay tiếp cho đến khi cho hết nước lạnh và thịt heo chuyển qua máu trắng hồng rất dẻo, dính là đã đạt được yêu cầu.
- Trải 1 miếng màng bọc thực phẩm xuống bàn. Cho 3 miếng lá chuối to lên, lấy hỗn hợp thịt xay cho vào giữa. Để thịt không dính tay bạn thấm vào tay 1 ít nước lạnh. Nắm hai mép lá chuối và màng bọc thực phẩm lại với nhau, gói lại. Gấp 1 đầu giò lại, dựng đứng cây giò lên, cắt bớt phần dư nếu lá dư nhiều. Dùng tay ấn mình chả lụa, gấp lại. Đầu bên kia bạn cũng làm như thế, cột dây dọc. Lăn tròn cho đòn giò tròn tròn, cột dây ngang.
- Cho giò vào hấp 30 - 45 phút kể từ khi nước sôi. Khi giò chín bạn lấy ra. Lăn đòn giò lên bàn, và để ráo nước.
- Cắt giò lụa ra từng khoanh tròn, xếp thành hoa hồng, bày ra dĩa cùng với ít dưa leo trang trí viền dĩa xinh xinh mời khách. Phần giò lụa còn lại cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản, dùng dần. Vì giò lụa chúng ta làm không có chất bảo quản nên bạn chỉ dùng trong khoảng 3 – 4 ngày là tốt nhất. Khi thấy giò có hơi nhớt nghĩa là giò bắt đầu có dấu hiệu bị thiu, không nên dùng nữa, để đảm bảo an toàn bạn nhé!
3. Giò lụa chay
Nguyên liệu
- 500 gam váng đậu
- 1 củ tỏi tây
- Muối, đường, hạt tiêu, bột nêm, banking soda
- Lá chuối, dây buộc
Cách làm
- Ngâm váng đậu trong nước ấm khoảng hai mươi phút cho mềm, sau đó vớt ra xả sạch.
- Luộc váng đậu trong nước sôi khoảng 20 phút đến mềm thì vớt ra, để ráo nước. Nếu bạn muốn rút ngắn thời gian, có thể cho 1/2 thìa cà phê baking soda vào nước sôi để luộc cho mau mềm. Nhưng cũng đừng để váng đậu mềm quá, khi thực hiện món chay sẽ không được hoàn hảo.
- Tỏi tây thái nhỏ, phi thơm. Cho đường và muối vào váng đậu, để trong khoảng 15 phút cho ngấm, sau đó vắt thật khô. Tiếp đó, cho tiêu, bột nêm và tỏi tây đã phi thơm vào trộn đều. Nêm thử cho vừa ăn.
- Trải lá chuối ra, để váng đậu đã trộn đều các loại gia vị vào bên trong. Bó tròn lại, cố gắng bó thật chặt tay (giống như gói giò lụa). Sau đó lấy dây buộc xung quanh.
- Cho gói giò chay vừa gói xong vào nồi nước sôi, luộc khoảng một tiếng đồng hồ. Sau đó vớt ra để nguội, cắt thành các khoanh vừa ăn, bóc bỏ lớp lá chuối và xếp ra đĩa thưởng thức thôi nào!
Chú ý:
Đối với giò lụa bạn nên làm giò từ thịt ba chỉ, vừa có mỡ, vừa có thịt. Không nên làm giò lụa hoàn toàn từ thịt nạc sẽ làm giò bị khô và không được dai giòn.
Khi ăn cắt thành từng khoanh và nếu như bạn không thể sử dụng hết giờ thì bạn có thể cho giờ vào tủ lạnh đển bảo quản.