Ấn vào yếm và mai cua
Bạn nên chọn những con cua mà khi ấn vào yếm sẽ rất cứng, không bị lún hay bong yếm cua, chứng tỏ những con này chắc thịt. Bạn cũng không nên bỏ qua phần mai cua ở giữa và hai bên gần chân cua. Ấn vào nếu mai cua mềm thì chứng tỏ cua bị ọp, thịt hay gạch đều ít, không ngon. Hãy chọn con nào có yếm và mai càng chắc càng tốt.
Ngoài ra, bạn nên chọn cua có yếm sẫm màu sẽ ngon hơn con có yếm màu vàng nhạt.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Ấn vào thân cua
Lật ngửa con cua, ấn mạnh vào thân cua ở vị trí chân cua thứ 3 tính từ dưới lên. Phần này thật rắn chắc thì cua ngon, nhiều thịt.
Để ý màu sắc cua
Những con cua sậm màu, độ màu của càng và phần mai tương đương nhau là cua ngon, thịt ngọt đậm. Màu càng sẫm cho thấy tuổi con cua này càng lớn. Cua non nhạt màu hơn, thịt cũng kém chắc, nhạt hơn.
Màu sắc của yếm cũng cần được bạn lưu ý. Những con cua có yếm sẫm màu thường ngon hơn con có yếm sáng màu.
Quan sát gai trên mai cua
Bạn chọn cua có gai to, dài, cứng cáp, đều nhau. Đây là những con đã trưởng thành. Cần tránh mua những con còn non, có gai ngắn, tù.
Tránh những con cua hiền lành
Cua biển càng để lâu càng yếu và kém chắc, vì vậy bạn cần chọn được những con mới đánh bắt hoặc thu hoạch. Những con cua để lâu tuy phần thịt bên trong đã bị teo ngót nhưng vẻ ngoài vẫn to lớn, cầm vẫn nặng tay như thường. Vì vậy, bạn hãy để ý chọn những con cua khỏe mạnh, nhanh nhẹn, "hung hăng hiếu chiến" càng tốt. Những con này phản ứng rất nhanh và mạnh khi có người chạm vào. Còn những con trông hiền lành, chậm chạp thường đã nằm ở hàng hải sản khá lâu, thịt đã nhão.
Ngoài ra, bạn còn nên lưu ý thời điểm mua cua biển. Nếu mua cua biển vào ngày rằm hoặc xung quanh ngày này, bạn phải đối diện với nguy cơ mua cua óp. Để có cua ngon, bạn nên mua cua vào mùa nước, những ngày cuối tháng, đầu tháng hay những đêm không trăng. Đây là những thời điểm cua béo và chắc thịt nhất.
Lưu ý khi ăn cua biển và cách bảo quản cua biển
Lưu ý khi ăn cua biển:
- Thịt cua có tính hàn, nên mỗi lần ăn cua chỉ khoảng 1-2 con là đủ, nếu ăn quá nhiều sẽ bị lạnh bụng dẫn đến đau bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy.
- Không uống trà, quả hồng trong hoặc sau khi ăn cua vì nước trà sẽ làm loãng axit trong dạ dày gây đau bụng, tiêu chảy.
- Những người cảm sốt, bệnh về dạ dày như viêm loét, tiêu chảy,… không nên ăn cua.
- Người có bệnh về tim mạch và cao huyết áp cũng nên hạn chế ăn cua.
- Người mẩn cảm hoặc có tiền sử dị ứng hải sản cũng không nên ăn cua.
Cách bảo quản cua biển:
- Cua biển còn sống, khi mua về nên chế biến và dùng ngay, vì để lâu ngày thịt cua sẽ không còn rắn chắc, ăn mất ngon.
- Nếu dùng không hết hoặc muốn bảo quản cua để dùng dần, bạn nên tháo bỏ các dây quấn để cua hoạt động tự do sau đó cho cua vào trong hộc nhỏ ở ngăn mát tủ lạnh, có thể thêm thức ăn để cua sống lâu hơn, cách này giúp cua sống được khoảng 3-5 ngày.
- Bạn cũng có thể để cua trong thau, đặt ở nơi thoáng mát, nơi không có nhiều muỗi, mỗi ngày tiếp nước 2 lần.