Cách chọn hạt dẻ bùi, dẻo, ngon
Phân biệt hạt đực, hạt cái qua hình dạng
Hạt dẻ cái sẽ ngon hơn hạt đực.
Người thu hoạch hạt dẻ lâu năm cho biết, thực ra, hạt dẻ được chia làm 2 loại là hạt đực và hạt cái. Để phân biệt đâu là hạt đực, hạt cái, chúng ta cần quan sát hình dạng của nó.
Khi mua hạt dẻ, chúng ta thấy thường có 2 hình dạng, một là hình bán nguyệt phình to, hai là hạt dẹt. Nguyên nhân có sự khác biệt hình dạng này chủ yếu là do vị trí nằm bên trong quả của hạt dẻ. Hạt dẻ được bao bọc một lớp vỏ gai màu xanh lá cây, hạt bên trái và bên phải sẽ có hình bán nguyệt, còn hạt ở giữa bị kẹp lại nên nó có hình dẹt. Cũng chính vì thế, hương vị của chúng cũng khác nhau.
Hạt dẻ nằm ở bên trái và bên phải quả quả dẻ là hạt cái, nó được tiếp nhận ánh sáng đầy đủ hơn, lượng đường cao hơn, thịt của hạt cũng nhiều và đầy đặn hơn. Khi ăn hạt dẻ này sẽ có mùi thơm và ngọt hơn. Còn hạt dẹt là hạt đực, bị kẹp ở giữa do đó nó nhận được ít ánh sáng mặt trời hơn, hàm lượng đường cũng ít vì thế kém ngọt hơn.
Nhìn vào màu sắc
Khi mua hạt dẻ, trước tiên bạn cần quan sát màu sắc của hạt dẻ. Hạt dẻ tươi thường có màu nâu hoặc đỏ nâu, rất bóng, không bị đổi màu và có đốm đen, bên trên có một đầu màu đỏ. Đây là loại hạt nên mua.
Nhìn vào lông tơ
Trên bề mặt hạt dẻ tươi có nhiều lông mịn, qua đó có thể nhận biết được hạt dẻ còn tươi hay không. Nói chung, hạt dẻ càng nhiều lông tơ thì càng tươi và khả năng hư hỏng càng thấp.
Nếu lớp lông tơ phía trên mất hết, màu sắc tương đối xỉn và không bóng thì có nghĩa là hạt dẻ đã để lâu và không phải là hạt dẻ tươi. Do đó, khi chọn hạt dẻ, chúng ta nên chọn những hạt dẻ có nhiều lông tơ hơn.
Nhìn vào "mắt" hạt
Trong khâu lựa chọn cuối cùng, bạn cũng nên kiên nhẫn kiểm tra xem vỏ hạt dẻ có bị hư hoặc bị sâu mọt ăn hay không. Chọn loại hạt dẻ không có "mắt" (các lỗ) được tạo ra do con trùng đục. Những hạt dẻ có lỗ chứng tỏ nó bị sâu hoặc côn trùng ăn tránh mua về lãng phí.
Cách bảo quản hạt dẻ
Hạt dẻ sống: Mua hạt dẻ về mà chưa sử dụng hết thì bỏ vào hộp hoặc khay, cho vào ngăn đá nếu muốn để trên 10 ngày.
Nhưng cho vào ngăn đá đương nhiên không thể thơm ngon như tươi được. Còn dưới 10 ngày thì đổ xuống nền nhà hoặc bỏ khỏi túi bóng cho vào khay trong ngăn mát tủ lạnh là được.
Hạt dẻ chín: Nếu để dưới 3 ngày, để ở ngoài không cần cho vào tủ, bỏ ra khỏi túi bóng.
Nếu trên 3 ngày thì cho ra khỏi túi bóng, cho vào khay bỏ vào ngăn mát của tủ, khi nào ăn cho ra rang lại hoặc cho vào lò nướng nướng lại là bạn lại có món hạt dẻ ngon rồi.
Cách luộc hạt dẻ
Đầu tiên dùng mũi dao thật sắc, cắt 1 tí đầu hạt dẻ rồi khía làm 4.
Sau đó đổ sâm sấp nước vào và luộc cho đến khi cạn nước thì thôi.
Nếu để rang hạt dẻ Trùng Khánh, bạn luộc qua bằng nước lạnh sao cho từ lúc sôi đến lúc nhắc xuống khoảng 10-15 phút (lửa vừa phải, hạt dẻ nứt ra có màu trắng là được).
Bắt đầu rang hạt dẻ, đảo đều tay (lửa ko cần quá to), thời gian cũng khoảng hơn 15-20 phút (hạt dẻ nứt hẳn, hơi cháy vỏ, mùi thơm ngậy...). Thời gian này tuỳ thuộc vào độ nóng của chảo rang và độ chín nóng của hạt dẻ.