Cuối tháng 10 vừa qua, SCG báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đáng ghi nhận trong quý 3 năm 2021, dù lợi nhuận giảm do tình hình giãn cách xã hội trong khu vực cùng với chi phí năng lượng và nguyên liệu tăng cao trên thị trường toàn cầu. SCG đã tuyên bố chiến lược tăng trưởng dài hạn tập trung vào các tiêu chí ESG và các kế hoạch quản lý chi phí nhiên và nguyên vật liệu, tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo như năng lượng sinh khối và năng lượng mặt trời, đồng thời chuẩn bị cho khả năng lạm phát gia tăng.
Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của SCG, công bố kết quả kinh doanh Quý 3 năm 2021.
Khi đất nước mở cửa trở lại, thị trường và nền kinh tế toàn cầu được dự đoán sẽ nhanh chóng hồi phục. Theo đó, SCG sẵn sàng nắm bắt cơ hội bằng cách giới thiệu các sản phẩm thân thiện với môi trường và nâng tầm chất lượng cuộc sống như sản phẩm nhãn hiệu SCG Green Choice và Giải pháp Xây dựng Xanh - CPAC. Tập đoàn cũng sẽ tham gia vào thị trường sản xuất nguyên liệu thô cho nhựa sinh học. Ngoài ra, SCG còn hướng đến việc hỗ trợ cộng đồng bằng việc trợ giúp phân phối vắc-xin đến miền Nam Thái Lan thông qua chuỗi cung ứng lạnh, bên cạnh việc giải quyết vấn đề lũ lụt và tạo sinh kế cho người dân địa phương.
Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của SCG chia sẻ: “Kết quả hoạt động chưa qua kiểm toán của doanh nghiệp trong quý 3 năm 2021 ghi nhận Doanh thu từ bán hàng là 94.161 tỷ đồng (4,004 tỷ USD), giảm 1% so với quý trước, lợi nhuận bình thường đạt 6.476 tỷ đồng (275 triệu USD), giảm 47% so với quý trước do chênh lệch sản phẩm hóa dầu và thu nhập vốn chủ sở hữu giảm. Trong khi đó, lợi nhuận trong kỳ bao gồm khoản khấu hao tài sản của nhà máy xi măng tại Myanmar và lãi từ việc điều chỉnh giá trị khoản đầu tư đạt 4.737 tỷ đồng (207 triệu USD), giảm 60% so với quý trước”.
So với kết quả hoạt động kinh doanh năm trước, doanh thu bán hàng tăng 31% nhờ giá sản phẩm ngành Hoá dầu tăng, trong khi lợi nhuận bình thường trong kỳ giảm 11% chủ yếu do ảnh hưởng từ làn sóng mới của đại dịch Covid-19 và thị trường trong khu vực đóng cửa đã tác động đến Ngành Xi măng và Vật liệu xây dựng. Lợi nhuận trong kỳ bao gồm khoản khấu hao tài sản và lãi từ việc điều chỉnh đầu tư giảm 30%.
Ông Thammasak Sethaudom, Phó chủ tịch - chuyên trách Tài chính và Đầu tư kiêm Giám đốc Tài chính của SCG, tại buổi họp báo công bố kết quả kinh doanh Quý 3 năm 2021.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, Doanh thu từ Bán hàng của SCG đạt 282.601 tỷ đồng (12,294 tỷ USD), tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trong kỳ đạt 27.762 tỷ đồng (1,232 tỷ USD), tăng 49% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu nhờ vào việc mở rộng các sản phẩm Hóa dầu và thu nhập vốn chủ sở hữu tăng.
Doanh thu từ các Sản phẩm Giá trị Gia tăng cao của SCG trong 9 tháng đầu năm 2021 lên tới 95.360 tỷ đồng (4,233 tỷ USD), tương đương 34% tổng doanh số bán hàng. Ngoài ra, việc Phát triển Sản phẩm Mới (New Product Development - NPD) và các giải pháp dịch vụ lần lượt chiếm 15% và 5% tổng doanh số bán hàng.
Doanh thu của SCG từ các đơn vị kinh doanh khác ngoài Thái Lan cùng với doanh thu xuất khẩu từ Thái Lan trong 9 tháng đầu năm 2021 đạt 116.325 tỷ đồng (5,532 tỷ USD), chiếm 45% tổng doanh số bán hàng, tăng 35% so với năm ngoái.
Về hoạt động kinh doanh của SCG tại khu vực ASEAN (ngoại trừ Thái Lan), doanh thu bán hàng trong Quý 3 năm 2021 ghi nhận tăng trưởng 32% so với cùng kỳ năm ngoái, lên đến 23.163 tỷ đồng (1,012 tỷ USD), chiếm 25% tổng doanh thu bán hàng của Tập đoàn. Doanh thu này bao gồm doanh số bán hàng từ các cơ sở sản xuất thuộc các nước ASEAN và hàng nhập khẩu từ Thái Lan.
Tính đến ngày 30 tháng 09 năm 2021, tổng giá trị tài sản của Tập đoàn SCG lên đến 570.315 tỷ đồng (25,086 tỷ USD), trong đó tổng giá trị tài sản của SCG tại khu vực ASEAN (ngoại trừ Thái Lan) đạt 249.654 tỷ đồng (10,981 tỷ USD), chiếm 44% tổng tài sản hợp nhất của SCG.
Dựa trên báo cáo Kết quả Kinh doanh Quý 3 năm 2021, SCG tại Việt Nam sở hữu khối tài sản với tổng giá trị 135.951 tỷ đồng (tương đương 5,980 tỷ USD), tăng 57% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu đến từ ngành Hóa dầu (Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn - LSP). Tập đoàn ghi nhận doanh thu bán hàng của Quý 3 năm 2021 là 6.894 tỷ đồng (tương đương 301 triệu USD), tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, phần lớn doanh thu đến từ việc xuất khẩu từ Thái Lan sang Việt Nam.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đại xu hướng của nền kinh tế Thái Lan và các nước ASEAN, SCGP đã triển khai một số công nghệ hỗ trợ hoạt động, bao gồm cơ khí hóa, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence- AI) để đánh giá, dự đoán, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm cho các ngành công nghiệp.
Trong giai đoạn bùng phát dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam, SCG đã tiếp tục mở rộng nguồn lực và chung tay cùng chính quyền và cộng đồng tại những vùng trong tâm dịch bao gồm TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Quảng Bình, Bà Rịa - Vũng Tàu và Hà Nội. Cho tới thời điểm hiện tại, Tập đoàn đã trao tặng khoảng 4.000 giường giấy cho các bệnh viện dã chiến, 53 buồng vệ sinh kháng khuẩn lắp ghép, máy xét nghiệm Covid-19 Real-time PCR cùng hàng loạt thiết bị y tế khác với tổng giá trị hơn 30 tỷ đồng. Bên cạnh đó, SCG đã đóng góp 10,6 tỷ đồng vào quỹ vaccine của Chính phủ. Trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua, các công ty thành viên của SCG đã tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp an toàn do chính quyền đề ra. Điển hình như mô hình “3 tại chỗ” (3-on-site), yêu cầu các công ty tạo điều kiện cho nhân viên làm việc và cung cấp nơi lưu trú tại một điểm duy nhất, tách biệt nhân viên với cộng đồng xung quanh. Điều này giúp duy trì sự liên tục của hoạt động sản xuất và bảo vệ sự an toàn của cộng đồng.
Ngoài ra, nhằm đóng góp vào sự phát triển của ngành bao bì tại Việt Nam, SCGP - ngành Kinh doanh Bao bì của SCG - đã lần đầu tiên tổ chức cuộc thi Thiết kế Bao bì mang tên SCGP Packaging Design Challenge, là sân chơi cho hàng trăm nhà thiết kế trẻ tài năng.
Ông Roongrote còn cho biết: “Tình hình tài chính của SCG vẫn duy trì ổn định dù lợi nhuận giảm do tình hình giãn cách xã hội trong khu vực, chi phí nhiên liệu và nguyên liệu thô tăng cao. SCG đã tăng cường áp dụng chiến lược ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị minh bạch) nhằm đối phó với khả năng chi phí nhiên liệu và lạm phát tăng cao trong tương lai. Để giải quyết những vấn đề trên, SCG đã đẩy mạnh quản lý rủi ro bằng việc sớm ký kết các hợp đồng về nhiên liệu cho tương lai, lựa chọn nguồn nguyên liệu phù hợp đáp ứng điều kiện thị trường, và tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng thay thế. Trong 8 tháng đầu năm 2021, tỷ lệ sử dụng năng lượng sinh khối từ chất thải nông nghiệp và RDF (Refuse-derived fuel - Nhiên liệu thay thế được sản xuất từ chất thải) là 12% (riêng tỷ lệ sử dụng năng lượng sinh khối và RDF của Ngành Xi-măng và Vật liệu Xây dựng lên đến 25%), và tỷ lệ sử dụng năng lượng mặt trời chiếm 3% tương đương 77.744 mgW/giờ.”
Tuy nhiên, khi mở cửa lại nền kinh tế, như tại nhiều quốc gia khác, sức mua được kỳ vọng tăng mạnh trở lại khi các doanh nghiệp và người tiêu dùng thích nghi với việc sống chung với dịch Covid-19. Đây là dấu hiệu phục hồi đáng mừng của nền kinh tế toàn cầu và trong nước. Theo đó, SCG đang chuẩn bị nắm bắt cơ hội phát triển dài hạn thông qua các sản phẩm xanh và nâng tầm chất lượng cuộc sống như SCG Green Choice, giảm việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên song song với tiết kiệm năng lượng và tăng cường tính vệ sinh, cùng các Giải pháp Xây dựng Xanh CPAC, sử dụng công nghệ kỹ thuật số để tăng tốc độ thi công, giảm ô nhiễm bụi và giảm chất thải xây dựng. Hơn nữa, tập đoàn còn tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh thân thiện với môi trường như sản xuất nhựa sinh học.
Giải pháp Xây dựng Xanh CPAC, sử dụng công nghệ kỹ thuật số để tăng tốc độ thi công, giảm ô nhiễm bụi và giảm chất thải xây dựng.
Với mong muốn trở thành “Doanh nghiệp Hóa dầu phát triển Bền vững”, Công ty TNHH SCG Chemicals (hay “SCG Chemicals”) đã triển khai các dự án tiết kiệm năng lượng và thúc đẩy việc mở rộng của nền kinh tế tuần hoàn. Vừa qua, công ty đã ký biên bản ghi nhớ với công ty Braskem nhằm nghiên cứu tính khả thi của việc tham gia vào liên doanh xây dựng nhà máy etylen sinh học tại Thái Lan nhằm giải quyết nhu cầu về nhựa sinh học. Về tiến độ của thương vụ mua lại cổ phần của công ty Sirplaste, công ty tái chế nhựa hàng đầu của Bồ Đào Nha, cổ phần công ty dự kiến sẽ được chuyển nhượng vào cuối năm nay.
Bên cạnh đó, nhà máy tái chế kiểu mẫu tiên tiến đã được chứng nhận "ISCC PLUS" trong hệ thống Chứng nhận Phát triển bền vững và Carbon Quốc tế (International Sustainability and Carbon Certification - ISCC). Ngoài ra, RIL Industrial Estate thuộc Công ty TNHH SCG Chemicals đã đạt được chứng nhận Sinh học đẳng cấp thế giới (Eco-World Class), chứng nhận hàng đầu của Cơ quan Quản lý Bất động sản Công nghiệp Thái Lan (Industrial Estate Authority of Thailand-IEAT) trong ba năm liên tiếp, trở thành công ty đầu tiên ở Thái Lan duy trì được chuỗi thành tích liên tục này.
Với mong muốn trở thành “Doanh nghiệp Hóa dầu phát triển Bền vững”, vừa qua, Công ty TNHH SCG Chemicals đã ký kết Biên bản Ghi nhớ nghiên cứu về tính khả thi của việc tham gia vào liên doanh xây dựng nhà máy etylen sinh học tại Thái Lan với công ty Braskem nhằm giải quyết các nhu cầu về nhựa sinh học.
Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP) tại Việt Nam đã hoàn thành 87% tiến độ kế hoạch và sẽ bắt đầu hoạt động thương mại vào nửa đầu năm 2023.
Ngành Kinh doanh Xi-măng và Vật liệu xây dựng hướng đến mục tiêu tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo bằng cách tận dụng chất thải nông nghiệp làm nhiên liệu đốt, tái chế nhiệt thải sinh ra từ quá trình sản xuất xi măng, và thúc đẩy việc sử dụng năng lượng mặt trời từ trang trại điện mặt trời và các giải pháp điện mặt trời nổi trên mặt nước.
SCGP nỗ lực đa dạng hoá các giải pháp đổi mới về bao bì nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đại xu hướng của nền kinh tế Thái Lan và các nước ASEAN. SCGP đã triển khai một số công nghệ hỗ trợ hoạt động, bao gồm cơ khí hóa, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence- AI) để đánh giá, dự đoán, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm cho các ngành công nghiệp. SCGP cũng đang thực hiện những đổi mới trên bao bì có thể sẽ được đưa vào quy trình tái chế và tăng tỷ trọng sử dụng năng lượng tái tạo trong quy trình sản xuất. SCGP sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh của mình thông qua hình thức Sáp nhập và Hợp tác (M&P) để trở thành nhà cung cấp giải pháp đóng gói tích hợp hàng đầu ASEAN và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về bao bì.