Chủ nhật , 08/09/2024, 14:21 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Quản lý gián đoạn nguồn cung để duy trì tăng trưởng kinh tế giữa đại dịch

Quản lý gián đoạn nguồn cung để duy trì tăng trưởng kinh tế giữa đại dịch
(Tieudung.vn) - Tùy tình hình tại từng địa phương, hành động của Chính phủ nhằm giảm thiểu tác động của Covid-19 đối với chuỗi cung ứng và các hoạt động sản xuất kinh doanh đang góp phần giúp Việt Nam đạt được mục tiêu kép vừa phòng chống dịch, vừa duy trì tăng trưởng kinh tế.

Giảng viên cấp cao và Chủ nhiệm nhóm Nghiên cứu Quản lý chuỗi cung ứng và logistics tại Đại học RMIT, Tiến sĩ Phạm Công Hiệp đưa ra đề xuất một số biện pháp nhằm giúp Việt Nam quản lý gián đoạn nguồn cung và duy trì tăng trưởng kinh tế trong suốt đại dịch Covid-19.

Rủi ro kinh tế do gián đoạn nguồn cung

Giảng viên cấp cao và Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu Quản lý chuỗi cung ứng và logistics tại Đại học RMIT, Tiến sĩ Phạm Công Hiệp đã đánh giá những rủi ro kinh tế do gián đoạn nguồn cung ở một số lĩnh vực khác nhau trong đại dịch.

Quản lý gián đoạn nguồn cung để duy trì tăng trưởng kinh tế giữa đại dịch

Giảng viên cấp cao và Chủ nhiệm nhóm Nghiên cứu Quản lý chuỗi cung ứng và logistics tại Đại học RMIT, Tiến sĩ Phạm Công Hiệp 

Tiến sĩ Hiệp cho biết: “Do tính chất công việc nên phần lớn nhân công trong lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp và dịch vụ thiết yếu, không thể làm việc tại nhà. Nếu họ buộc phải ở nhà sẽ gây ra hậu quả xấu đến hoạt động sản xuất, xử lý đơn hàng và quản lý nguyên liệu thô. Nguồn cung hàng gia dụng sẽ biến động khi người lo ngại về tác động tiêu cực của việc đình trệ sản xuất. Nhu cầu tăng cao khiến cho tình trạng thiếu hụt càng trở nên tồi tệ hơn, dẫn đến hiệu ứng Bullwhip khi nhu cầu về một sản phẩm bị bóp méo”.

“Đối với các dịch vụ như cho thuê nhà, y tế và , nhu cầu có thể sẽ tăng hoặc giảm mạnh trong thời gian ngắn khi nhân viên phải thay đổi nơi làm việc do hạn chế đi lại”, ông giải thích thêm.

Tiến sĩ Hiệp còn đưa ra ví dụ về các cơ sở y tế tuyến tỉnh có thể phải đối mặt với tình trạng bệnh nhân tăng vì người dân không thể đến bệnh viện tại TP Hồ Chí Minh do biện pháp cách ly với những người trở về từ nơi này.

Theo Tiến sĩ Hiệp, việc sản xuất và tiêu thụ hàng tươi sống cũng sẽ bị ảnh hưởng khi hiện nay mỗi khu vực có xu hướng chuyên môn hóa một số mặt hàng nhất định và không thể đáp ứng được nhu cầu thay đổi đột ngột từ phía khách hàng.

Vừa phòng chống Covid-19, vừa duy trì tăng trưởng kinh tế

Bằng chứng thực tế từ nhiều quốc gia cho thấy quan điểm mâu thuẫn về tác động chính của đại dịch đối với nền kinh tế thế giới. Một số cho rằng chính việc giãn cách , chứ không phải Covid-19, đang gây ra tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

Một số khác nghĩ rằng nếu để dịch bệnh lây lan không kiểm soát, các hoạt động kinh tế có thể giảm tới 30% mỗi tháng do nhân công bị nhiễm Covid-19 không thể đến làm việc. Đó là chưa tính tới các tác động xã hội khác như tỉ lệ mắc bệnh và tử vong.

Để đáp ứng mục tiêu kép của Chính phủ, Tiến sĩ Hiệp đề xuất một số biện pháp nhằm cân bằng cuộc chiến chống vi rút và những nỗ lực phục hồi kinh tế như: Xác định các ngành kinh tế mũi nhọn và mức độ giảm thiểu hoạt động tối đa các ngành này có thể chấp nhận do giãn cách xã hội mà không gây tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Các ngành này gồm vật tư y tế và năng lượng, sản xuất hàng hóa thiết yếu và các chuỗi cung ứng dịch vụ chủ chốt, và vận chuyển hàng hóa và hành khách.

Xác định và tối ưu hoá các ngành có thể bố trí làm việc từ xa và hoạt động hiệu quả ngay cả khi tiếp xúc xã hội tối thiểu, chẳng hạn như giáo dục, công nghệ hoặc dịch vụ thương mại. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc giảm bớt các hoạt động xã hội trong một số ngành nhất định cũng sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm cho người lao động trong các ngành thiết yếu.

Đưa ra hướng dẫn, quy trình và quy định đánh giá rủi ro, đồng thời củng cố hành vi phù hợp của mọi thành viên trong chuỗi cung ứng để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh chung. Điều này giúp tránh việc một số doanh nghiệp đầu tư lớn cho các biện pháp an toàn của công ty nhưng toàn bộ chuỗi cung ứng lại kém hiệu quả do một số thành viên không tuân thủ.

Thiết lập các biện pháp y tế tránh gián đoạn chuỗi cung ứng bằng cách chấp nhận mức độ lây nhiễm trong cộng đồng ở mức kiểm soát được để giảm thiểu rủi ro và chi phí cho nền kinh tế. Việc trở lại tình trạng bình thường phụ thuộc vào khả năng truy tìm nguồn lây, xét nghiệm quy mô lớn và cách ly người nhiễm hiệu quả.

Tiến sĩ Phạm Công Hiệp hiện là giảng viên cấp cao Khoa Kinh doanh và Quản trị và Chủ nhiệm nhóm Nghiên cứu Quản lý chuỗi cung ứng và logistics tại Đại học RMIT. Ông có hơn 10 năm nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực giải pháp công nghệ thông tin cho doanh nghiệp, giải pháp quản lý hệ thống logistic và áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

Tags:
4.7 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Khởi nghiệp

Giải cơn “khát vốn” cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ
(Tieudung.vn) Với trên 5 triệu hộ kinh doanh cá thể và gần 800.000 doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ đang...
 
Tín dụng chính sách, điểm tựa lập nghiệp của thanh niên
(Tieudung.vn) Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách, hàng nghìn thanh niên trên địa bàn Hà Nội có vốn...
 
Phát động cuộc thi dự án khởi nghiệp xanh lần thứ 10/2024
(Tieudung.vn) Ngày ngày 21/3, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (DN...

Thương hiệu

Sản phẩm “Bê tông xanh Thủ Đức” của TDC gây ấn tượng tại Ngày hội kết nối thương hiệu
(Tieudung.vn) Công ty CP Bê tông Ly tâm Thủ Đức (TDC) tham gia “Ngày hội kết nối thương hiệu,...
 
MM Mega Market năm thứ 2 liên tiếp đạt danh hiệu doanh nghiệp xanh
(Tieudung.vn) Ngày 29/8, MM Mega Market Việt Nam (MMVN) là một trong những đơn vị bán lẻ được vinh...
 
Nestlé Việt Nam trao tặng gần 200.000 phần quà cho hỗ trợ học sinh, sinh viên trên cả nước
(Tieudung.vn) Nhân dịp năm học mới 2024-2025, công ty Nestlé Việt Nam tiếp tục đồng hành cùng các đối...

Tin Doanh nghiệp

Hơn 10 năm Care For Việt Nam cùng Đối tác kinh doanh chăm sóc sức khỏe
(Tieudung.vn) Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong việc phát triển các sản phẩm chăm sóc sức...
 
Đồng Nai: Công ty Con Cò Vàng bị phạt 320 triệu đồng vì vi phạm môi trường
(Tieudung.vn) UBND tỉnh Đồng Nai vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 320 triệu...
 
Đề xuất hoàn trả tiền sử dụng dịch vụ chứng khoán trong vòng 7 ngày
(Tieudung.vn) Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn giá dịch...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »
Liên kết hữu ích

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.57020 sec| 861.219 kb