Ông Thạch Ngọc Giang- đại diện người dân lên chia sẻ niềm vui khi cây cầu Ô Chàm được đưa vào sử dụng. |
Đại diện người dân Ông Thạch Ngọc Giang đã chia sẻ rằng dòng sông này tên là Ô Chàm (theo tiếng Chăm) có ý nghĩa từ xưa đến nay: “Ô” là chỉ dòng nước sâu còn “chàm” có nghĩa là chờ. “Ô chàm” là chỉ dòng sông sâu, nếu muốn qua dòng sông này thì phải cùng chờ nhiều người hợp lực mới qua được bờ bên kia. Cũng chính vì vậy, trước kia nếu muốn qua lại giữa hai bờ sông bà con nông dân buộc phải sử dụng ghe xuồng để vận chuyển hàng hóa nông sản từ bờ bên này sang bờ bên kia, còn máy cơ giới nông nghiệp không thể qua bờ để phục vụ canh tác bên kia cầu.
Ông Luk Ban La- Phó Tổng giám đốc Phuc Khang Corporation nhận Bằng Khen của địa phương ghi nhận đóng góp cho sự phát triển địa phương của Phúc Khang. |
Việc Cầu Ô Chàm được đưa vào sử dụng đã đáp ứng lại nhu cầu giao thông của hàng trăm hộ dân hai bên bờ, tạo động lực cho việc phát triển kinh tế của địa phương. Cũng theo Ông Thạnh, bà con đều nhất trí đặt tên cây cầu mới nối hai bờ là Cầu Ô Chàm để nhắc nhở con em luôn ghi nhớ tấm lòng của 40 chiến sĩ mùa hè xanh Đại học Luật TPHCM cách đây 15 năm.
Có thể nói, cầu Ô Chàm được xem như món quà ý nghĩa mà Phúc Khang, với tư cách là nhà tài trợ kinh phí xây dựng, dành tặng cho các hộ dân xã Nguyệt Hóa, giúp nông sản của bà con nông dân không còn bị ép giá như trước, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh đến trường. Đây cũng là nguyện vọng của Bà Lưu Thị Thanh Mẫu- Tổng Giám đốc Phuc Khang Corporation– cựu chiến sĩ tình nguyện Mùa hè xanh của Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh năm đó tại xã Nguyệt Hóa.
Cầu Ô Chàm là món quà ý nghĩa mà 40 cựu chiến sĩ Mùa Hè Xanh năm 2001 của Đại học Luật TP.HCM dành tặng cho người dân Trà Vinh. |
Cầu Ô Chàm có chiều dài 27 mét, rộng 2,2 mét được hoàn thành, đưa vào sử dụng với tổng kinh phí xây dựng gần 400 triệu đồng do Phúc Khang tài trợ 100%.
Được biết, trước tết Nguyên Đán, Phúc Khang cũng đã phối hợp với Tạp chí Nông Thôn Việt khánh thành và đưa vào sử dụng cầu giao thông nông thôn Rạch Cỏ, xã Mỹ Thạnh Đông, Đức Huệ, Long An với mức đầu tư trên 400 triệu đồng. Trước đó nữa, một cây cầu mới do Phúc Khang tài trợ cũng đã được khánh thành tại xã Thạnh Trị, Sóc Trăng.
Cầu Ô Chàm là cây cầu thứ ba trong số 10 cầu giao thông nông thôn và 18 cống được Phúc Khang cam kết tài trợ xây dựng nhằm tạo điều kiện cho bà con nông dân |
Cầu Ô Chàm là cây cầu thứ ba trong số 10 cầu giao thông nông thôn và 18 cống được Phúc Khang cam kết tài trợ xây dựng nhằm tạo điều kiện cho bà con nông dân sinh sống tốt hơn cũng như các em học sinh vùng sâu vùng xa đến trường thuận lợi hơn.