Thứ 3, 26/11/2024, 03:13 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Chờ làm xong thủ tục được nhập gia vị thì hàng...hết date!

Chờ làm xong thủ tục được nhập gia vị thì hàng...hết date!
(Tieudung.vn) - Gia vị và phụ gia được doanh nghiệp nhập khẩu về để chế biến hàng thủy sản rồi xuất đi nước ngoài (không tiêu thụ trong nước), vẫn phải qua kiểm tra của Cục An toàn thực phẩm (ATTP) mới được nhập. Và thủ tục này có thể kéo dài từ 1 – 2 tháng khiến các doanh nghiệp thủy sản lo lắng…

Điều này được nhắc đến trong Hội nghị Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu các tháng cuối năm 2016 do Bộ Công thương tổ chức tại TP.HCM vào ngày 19/7.

Những quy định làm khó doanh nghiệp

Theo Nghị định 38/2012, khi nhập các loại gia vị và phụ gia về phục vụ sản xuất, doanh nghiệp phải làm hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn tại Cục ATTP thuộc Bộ Y tế (không phải các chi cục ATTP tại địa phương) với nhiều loại giấy tờ kèm theo.

Nếu hồ sơ đầy đủ, mất ít nhất 1 tháng mới có giấy xác nhận. Nếu hồ sơ không đủ, phải làm đi làm lại, mất đến vài tháng mới có giấy xác nhận, khiến nhiều doanh nghiệp lỡ cơ hội làm ăn.

Đại diện một doanh nghiệp chế biến thủy sản cho biết, công ty chị sau khi bàn kỹ với khách hàng nhập khẩu sản phẩm, đã thống nhất khách hàng sẽ chỉ định công ty nước ngoài cung cấp gia vị và phụ gia.

Nhưng lô gia vị, phụ gia này chỉ được đưa vào sản xuất khi có giấy xác nhận hợp quy từ Cục ATTP. Đến khi có giấy xác nhận, tức là sau 3 tháng, lô gia vị, phụ gia này đã hết thời hạn sử dụng. “Thủ tục hành chính như vậy sẽ làm lỡ làng việc làm ăn của doanh nghiệp, đối tác nước ngoài sẽ chuyển sang làm ăn với Thái Lan hay nước khác”, chị nói.

Ông Man Đức Hiền thuộc Công ty COFIDEC kể một câu chuyện khác. Nộp hồ sơ trực tuyến xin công bố hợp quy lên Cục ATTP vào cuối tháng 5, công ty được hẹn lấy kết quả vào ngày 24/6. Nhưng đến ngày đó, cục mới bắt đầu mang hồ sơ ra giải quyết, và công ty phải bổ sung hồ sơ ba lần bằng đường , mất rất nhiều thời gian.

“Chúng tôi không biết phải giải thích với khách hàng Nhật Bản ra sao về việc họ phải đợi mới có hàng. Các gia vị và phụ gia chỉ là hàng tạm nhập tái xuất, không mang ra sản xuất hàng ở trong nước thì sao phải kiểm?”, ông Hiền bức xúc, “Mà tiêu chuẩn về ATTP ở Nhật Bản rõ ràng cao hơn mình, họ đã chấp thuận, mình còn kiểm làm gì nữa?”.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại hội nghị
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: moit.gov.vn)

Có quá phiền phức ?

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Thủy sản Việt Nam, cho rằng Nghị định 38/NĐ-CP của Chính phủ quy định các lô hàng nguyên phụ liệu nhập để chế biến xuất khẩu phải có công bố hợp quy và an toàn vệ sinh thực phẩm. Quy định này gây mất thời gian và tốn kém cho doanh vì có lô gia vị chỉ nhập để sản xuất hàng xuất khẩu, không bán cho trong nước nhưng phải công bố hợp quy, dán nhãn phụ gây mất thời gian và tốn kém chi phí của doanh nghiệp. Cũng vì quy định này, có lô hàng doanh nghiệp mất đến 1,5 tháng mới làm xong thủ tục hợp quy.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho biết gần đây, ngành dệt may đã mất 2 tỉ USD do mất đơn hàng xuất khẩu quân trang quân dụng vì quy định cấm sản xuất quân trang, quân dụng không có chữ Việt Nam. Ông Giang cũng kiến nghị Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh sớm Thông tư 37/TT-BCT về việc kiểm tra hàm lượng formaldehyde trong sản phẩm dệt may để tinh gọn hóa việc kiểm mẫu, gỡ vướng cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Ông cũng khẳng định lần đầu tiên trong 11 năm qua, ngành dệt may Việt Nam đạt tăng trưởng rất thấp, chỉ 43% kỳ vọng.

Tương tự, ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM, cho biết thực hiện Luật Thuế mới, một số mã hàng của ngành gỗ đã bị điều chỉnh mức thuế xuất khẩu từ 0% lên 20%. doanh nghiệp nhận thấy mức thuế này chưa phù hợp với tình hình thực tế nên đề nghị bộ, ngành xem xét và điều chỉnh hợp lý hơn.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phàn nàn về thủ tục dán nhãn tiếng Việt trên bao bì nguyên liệu nhập khẩu, quy định về dán nhãn sản phẩm, phí kiểm lô hàng gia vị nhập khẩu quá cao (hơn 8 triệu đồng/lô), tỷ lệ lấy mẫu để thẩm tra về sản phẩm rất dày đặc và phí thẩm tra từ Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) đối với các doanh nghiệp quá cao…

Sẽ tìm hướng giải quyết…                              

Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen cũng cho biết thêm, các doanh nghiệp xuất khẩu thép hiện nay rất lo ngại về phòng vệ thương mại và chống bán phá giá ở các thị trường. Sản phẩm tôn mạ đang vấp phải chống bán phá giá tại một số thị trường ở Châu Á và kim ngạch xuất khẩu đang sụt giảm mạnh. Không chỉ vậy, ngay tại thị trường Mỹ, nhiều nguy cơ sản phẩm tôn thép Việt Nam cũng sẽ bị khởi kiện chống bán phá giá trong 2 năm 2018 – 2019 tới đây. Vì lẽ đó, các doanh nghiệp cần thay đổi tư duy hoạt động, chiến lược kinh doanh để có thể hòa nhập vào thị trường quốc tế năng động nhưng rất khó tính này.

Các doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, các giải pháp cần rốt ráo, giải quyết triệt để cốt lõi của vấn đề.

Theo bà Đỗ Thái Hà, Phó cục trưởng Cục KSTTHC, Phó tổng thư ký Hội đồng cải cách thủ tục hành chính quốc gia, trong thời gian qua hội đồng đã rà soát 116 thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu cắt giảm thêm 31 thủ tục hành chính không cần thiết, sửa đổi bổ sung 30 thủ tục.

Qua việc lấy ý kiến từ các doanh nghiệp thủy sản, hội đồng sẽ tiếp tục đề xuất để đảm bảo cải cách thủ tục hành chính toàn diện, triệt để, hiệu quả hơn, góp phần thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả cạnh tranh cho các doanh nghiệp thủy sản.

Về nghị định 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 37/2015/TT-BCT của Bộ Công Thương, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, điều này mâu thuẫn giữa yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính và bảo đảm sức khỏe , vì vậy Bộ đang cân nhắc tìm hướng giải quyết hài hòa.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cam kết sẽ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Theo đó, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành tìm giải pháp hài hòa lợi ích doanh nghiệp xuất khẩu và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trong nước, cũng như thực hiện các biện pháp quyết liệt từ sản xuất tới thị trường nhằm tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp xuất khẩu.

“Chúng tôi luôn lắng nghe với tinh thần cầu thị các tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp. Hiện tại, Bộ cũng đã lập đường dây nóng hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Cục Xuất nhập khẩu của Bộ, cụ thể là Cục trưởng sẽ chịu trách nhiệm điều hành đường dây nóng. Để tháo gỡ và tình ra định hướng, giải pháp tháo gỡ khó cho doanh nghiệp, trong quý 3, Bộ sẽ làm việc cụ thể với các hiệp hội ngành hàng để tìm ra những giải pháp cụ thể phát triển ngành hàng, cũng như công tác xúc tiến thương mại hiệu quả”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Theo Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt 82,13 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, bên cạnh những nhóm ngành có mức tăng không đáng kể thì vẫn còn nhiều nhóm ngành sụt giảm nghiêm trọng. Đáng chú ý nhất là một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cũng bị cuốn vào “vòng xoáy” suy thoái đó. Điển hình như ngành gạo chỉ xuất khẩu được 2,66 triệu tấn, đạt 1,19 tỷ USD, giảm 11% về lượng và 6,9% về kim ngạch so với cùng kỳ.

Lý giải nguyên nhân thị trường xuất khẩu mở rộng nhưng kim ngạch xuất khẩu không đạt kỳ vọng, Bộ Công Thương nhận định, do doanh nghiệp ở nước ta vẫn phải đối mặt với các rào cản phòng vệ thương mại, hàng rào kỹ thuật gia tăng. Điều đáng nói, khi thị trường quốc tế có nhiều biến động về giá cả, kinh tế bấp bênh thì bản thân ngành sản xuất trong nước hiển nhiên sẽ chưa thể phát triển bền vững được.

Tuy nhiên, các hiệp hội, ngành nghề, doanh nhân trực tiếp ngày đêm “chiến đấu” trên thương trường thì lại có cái nhìn khá cụ thể về nguyên nhân xuất khẩu tăng chậm.

Theo của Bộ Công Thương, tình hình xuất khẩu 6 tháng cuối năm sẽ được cải thiện với mức tăng 10% so với 6 tháng đầu năm. Tính chung cả năm, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực sẽ có tăng trưởng khá.

Tags:
4.4 27 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Khởi nghiệp

Hỗ trợ start-up Việt giảm thiểu thất bại, bước ra thế giới 
(Tieudung.vn) Viet Unicorn là sáng kiến quốc tế hỗ trợ start-up Việt với kỳ vọng từng bước hiện thực...
 
Dự án về khoai mì Củ Chi giành giải nhất cuộc thi khởi nghiệp Xanh
(Tieudung.vn) Dự án đến từ TP Hồ Chí Minh “Các dòng bánh khoai mì dinh dưỡng Cusami” của Mai Tuấn...
 
Nhiều dự án độc đáo tranh tài tại Chung kết cuộc thi Khởi nghiệp Xanh
(Tieudung.vn) Sáng 9/11, tại Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh, vòng Chung kết cuộc thi ý tưởng/dự...

Thương hiệu

Phân bón Cà Mau được vinh danh đến ba giải cao về: Quản trị Công ty và Báo cáo phát triển bền vững
(Tieudung.vn) Ngày 16/11/2024, tại Đà Lạt, Lễ trao giải Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (Vietnam Listed Company...
 
Vinpearl lọt top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á
(Tieudung.vn) Mới đây, Vinpearl được vinh danh top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á, số 1 Việt...
 
Phân bón Đầu Trâu đạt thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024
(Tieudung.vn) Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 9 năm 2024,...

Tin Doanh nghiệp

Đề xuất kéo dài thời gian giảm thuế giá trị gia tăng: “Liệu cơm gắp mắm”
(Tieudung.vn) Dư luận đồng thuận cao với đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (GTGT),...
 
3 doanh nghiệp điện tử bị xử phạt vì đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng
(Tieudung.vn) Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công thương) vừa ban hành các quyết định xử lý vụ...
 
Loạt doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài bị xử phạt
(Tieudung.vn) Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, vừa ban hành...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.39976 sec| 884.172 kb