Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 6 ước đạt gần 2,5 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 6 tháng qua đạt 15,05 tỷ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong số đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 7,32 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2015; giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 3,07 tỷ USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2015; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 3,33 tỷ USD, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2015.
Xuất khẩu đạt 15 tỷ USD 6 tháng đầu năm. |
Xuất khẩu cà phê trong tháng 6 năm 2016 ước đạt 158 nghìn tấn với giá trị đạt 289 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu năm 2016 đạt 985 nghìn tấn và 1,71 tỷ USD, tăng 39,8% về khối lượng và tăng 17,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm 2016 đạt 713 USD/tấn, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2015.
Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2016 với thị phần lần lượt là 15,85% và 12,89%. Năm tháng đầu năm 2016, các thị trường có giá trị xuất khẩu cà phê tăng mạnh là Philippin (75,9%), Trung Quốc (54,63%), Nga (48,73%), Hoa Kỳ (30,59%), Đức (17,59%) và Nhật Bản (13,88%).
Cao su: Ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 6 năm 2016 đạt 67 nghìn tấn với giá trị đạt 89 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su 6 tháng đầu năm 2016 đạt 429 nghìn tấn và 532 triệu USD, tăng 3,5% về khối lượng nhưng giảm 11,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Trung Quốc và Ấn Độ là 2 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2016, chiếm 62,95% thị phần.
Chè: Khối lượng xuất khẩu chè tháng 6 năm 2016 ước đạt 12 nghìn tấn với giá trị đạt 20 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu chè 6 tháng đầu năm 2016 đạt 55 nghìn tấn và 88 triệu USD, tăng 3,1% về khối lượng nhưng giảm 2,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Trong 5 tháng đầu năm 2016, khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan - thị trường lớn nhất của Việt Nam với 30,85% thị phần - giảm 5,41% về khối lượng và giảm 13,06% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Các thị trường có giá trị xuất khẩu tăng mạnh là Indonesia (gấp 2,2 lần), Malaysia (tăng 81,49%), Philippine (gấp 7 lần) và Trung Quốc (tăng 15,38%).
Hạt điều: Khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 6 năm 2016 ước đạt 31 nghìn tấn với giá trị 245 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hạt điều 6 tháng đầu năm 2016 đạt 156 nghìn tấn và 1,2 tỷ USD, tăng 4,4% về khối lượng và tăng 11,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm 2016 đạt 7.642 USD/tấn, tăng 7,93% so với cùng kỳ năm 2015.
Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm thị phần lần lượt là 32,92%, 14,13% và 12,84% tổng giá trị xuất khẩu. N
Tiêu: Khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 6 năm 2016 ước đạt 17 nghìn tấn, với giá trị đạt 139 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 6 tháng đầu năm 2016 đạt 107 nghìn tấn và 864 triệu USD, tăng 23% về khối lượng và tăng 6,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm 2016 đạt 8.020 USD/tấn, giảm 13,06% so với cùng kỳ năm 2015.
Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2016 là Hoa Kỳ, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Ấn Độ và Đức với 43,96% thị phần. Các thị trường có giá trị xuất khẩu tăng mạnh là Hoa Kỳ (18,07%), Đức (33,77%), Pakixtan (gấp 2,67 lần) và Philippin (gấp 3,51 lần).
Gỗ và sản phẩm gỗ: Ước giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 6 năm 2016 đạt 507 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm 2016 đạt 3,17 tỷ USD, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2015.
Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc - 3 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2016 - chiếm 67,72% tổng giá trị xuất khẩu. Các thị trường có giá trị tăng la Hoa Kỳ (7,66%), Nhật Bản (1,33%), Hàn Quốc (17,7%), Anh (9,91%), Úc (7,53%) và Hà Lan (4,22%).
Thuỷ sản: Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 6 năm 2016 ước đạt 553 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2016 đạt 3,07 tỷ USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2015.
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2016. Trong 5 tháng đầu năm 2016, các thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh là Hoa Kỳ (10,9%), Trung Quốc (49,06%), Thái Lan (9,92%) và Anh (8,83%)
Sắn và các sản phẩm từ sắn: Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 6 năm 2016 ước đạt 195 nghìn tấn với giá trị đạt 56 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu sắn và các phẩm từ sắn 6 tháng đầu năm đạt 2,1 triệu tấn và 554 triệu USD, giảm 21,8% về khối lượng và giảm 30,6% về giá trị so cùng kỳ năm 2015.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính trong 5 tháng đầu năm 2016 chiếm tới 86,39% thị phần, giảm 19,17% về khối lượng và giảm 30,42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Trong 5 tháng đầu năm 2016, giá trị nhập khẩu sắn và các sản phẩm sắn của Việt Nam hầu hết đều giảm ngoại trừ thị trường Nhật Bản có giá trị tăng (4,76%) so với cùng kỳ năm 2015.
Riêng về gạo, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 6 năm 2016 ước đạt 359 nghìn tấn với giá trị đạt 163 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2016 ước đạt 2,69 triệu tấn và 1,21 triệu USD, giảm 9,8% về khối lượng và giảm 5,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.Giá gạo xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm 2016 đạt 449 USD/tấn, tăng 3,28% so với cùng kỳ năm 2015.
Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2016 với 35,5% thị phần. Các thị trường khác có giá trị tăng mạnh là Gana (38,36%) và Đài Loan (24,04%). Các thị trường có giá trị giảm mạnh là Philippin (46,18%), Malaysia (49,07%), Singapore (30,43%) và Hồng Kông (9,17%).