Thứ 3, 28/03/2023, 15:59 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Gạo, khẩu trang… trách nhiệm, uy tín của doanh nghiệp!

Gạo, khẩu trang… trách nhiệm, uy tín của doanh nghiệp!
(Tieudung.vn) - Cho đến trung tuần tháng 4/2020, trong lúc cả nước tiếp tục gồng mình chống dịch bệnh Covid-19, thì ở một phía khác liên quan đến việc xuất hay không xuất khẩu gạo thì việc Tổng Cục dự trữ nhà nước không mua được gạo và Bộ Y tế không mua được khẩu trang để dự trữ. Đâu là trách nhiệm và uy tín kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này…?

Thiếu gạo mua tạm trữ...

Để đảm bảo lương thực, theo kế hoạch Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng Cục dự trữ nhà nước mua tạm trữ thêm 190 nghìn tấn gạo cho dự trữ năm 2020.

Đầu năm 2020, nhiều doanh nghiệp đã trúng đấu thầu cung ứng 190 nghìn tấn gạo cho dự trữ. Tuy nhiên, sau đó đã có nhiều doanh nghiệp thắng thầu nhưng tự ý hủy, hoặc không đến ký hợp đồng với Tổng Cục dự trữ nhà nước. Trong số này có không ít doanh nghiệp có vốn nhà nước. Đến nay,  Tổng Cục dự trữ nhà nước chỉ mới thực hiện vỏn vẹn được 7, 7 nghìn trong tổng số 190 nghìn tấn gạo cần dự trữ.

Gạo, khẩu trang… trách nhiệm, uy tín của doanh nghiệp!

Nhiều doanh nghiệp đã “xù” kết quả trúng thầu cung cấp gạo dự trữ để đem xuất khẩu

Nhiều doanh nghiệp đã “xù” kết quả trúng thầu như là Công ty CP Lương thực Hà Nam Ninh, Công ty CP Lương thực Cao Lạng, Công ty TNHH Phát Tài, Công ty CP Mỹ Tường, Công ty CP Lương thực Hà Tĩnh, Công ty TNHH Thủy Long Hà Nam, Công ty CP Thương mại Minh Khai, Công ty TNHH Thương mại Chương Tho, Công ty CP Lương thực Yên Bái, Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc, Công ty TNHH XNK Lương thực Bình Minh Hai, Công ty CP XNK Lương thực Thành Sang, Công ty CP Lương thực Thanh Nghệ Tĩnh…

Khi chuẩn thuận đề xuất của Bộ Công thương cho phép xuất khẩu gạo trở lại 400 nghìn tấn gạo trong tháng 4, Thủ tướng cũng đồng thời chỉ thị phải đảm bảo không ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm toàn diện trước thủ tướng. Thủ tướng cũng chỉ thị Bộ Tài chính chủ trì phối hợp các cơ  quan mua đủ lượng gạo dự trữ năm 2020 như kế hoạch đã phê duyệt, đồng thời nghiên cứu mua thêm mức dự trữ nếu cần thiết.

190 nghìn tấn gạo trúng thầu tạm trữ quốc gia doanh nghiệp không giao, nhưng ngay khi Thủ tướng chuẩn thuận đề xuất của Bộ Công thương lại thấy không ít doanh nghiệp “nhảy” vào mở tờ khai xuất khẩu. Hải quan đã phát hiện có đến 27 doanh nghiệp trúng thầu nhưng không thực hiện bán gạo cho Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

Vậy tạm trữ cho an ninh lương thực với xuất khẩu, đâu là nhiệm vụ chính trị hàng đầu? Câu hỏi gần như đã có lời giải.

Nhiều người bức xúc đặt ra câu hỏi khác: Có phải vì lợi ích của mình mà các công ty hủy bán gạo cho dự trữ quốc gia, nhưng Bộ Công thương vẫn đề nghị xuất khẩu? Và không quên đề nghị chính phủ vào cuộc, đồng thời xem xét trách nhiệm của Bộ Công thương...

Bàn về giá trị đạo đức trong kinh doanh, có người nói đạo đức kinh doanh ngoài tính trung thực và sự tôn trọng con người; còn là tính trung thực đòi hỏi người kinh doanh không dùng các thủ đoạn gian xảo hoặc phi pháp để kiếm lời, cạnh tranh không lành mạnh. Doanh nghiệp, doanh nhân phải giữ chữ tín trong quan hệ, bảo đảm thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết.

Nhìn từ phía khác, có chuyên gia cho rằng, do các doanh nghiệp trúng thầu dự trữ phụ thuộc quá lớn vào việc nhập gạo từ thương lái. Khi diễn biến bất thường, họ không mua được gạo. Cũng có hiện tượng thương lái, móc nối với doanh nghiệp gạo ghìm giá, giữ gạo chờ tăng giá, hoặc chờ bán cho xuất khẩu. Các doanh nghiệp chấp nhận bị mất tiền bảo lãnh thầu hoặc tiền phạt để bán cho doanh nghiệp thu mua xuất khẩu.

Gạo, khẩu trang… trách nhiệm, uy tín của doanh nghiệp!

Trong khi Bộ Y tế không mua được khẩu trang để dự trữ...thì có nhiều doanh nghiệp vẫn tìm cách xuất khẩu lậu hàng triệu chiếc khẩu trang

... Hay thiếu trách nhiệm, uy tín?

Khi nhà nước công bố Covid-19 là bệnh dịch trên cả nước, hành vi giữ gạo chờ tăng giá, hoặc chờ bán cho xuất khẩu, liệu có dấu hiệu về tội đầu cơ?

Từ gạo nhìn sang chiếc khẩu trang. Mặc dù Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 đề xuất và Thủ tướng giao Bộ Y tế mua thêm 20 triệu chiếc khẩu để đảm bảo đủ 30 triệu khẩu trang dự trữ, nhưng mãi đến nay dường như việc tìm mua dự trữ này chưa thực hiện được vì ít người bán.

Tính từ thời điểm khi xuất hiện bệnh nhân nhiễm Covid-19 đợt 2 (ngày 6/3) đến nay, lực lượng chức năng trên cả nước đã bắt giữ hàng triệu chiếc khẩu trang do xuất khẩu lậu, hoặc vi phạm trật tự thị trường trong sản xuất kinh doanh. Đơn cử như tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ trong vòng hai tháng lực lượng Quản lý thị trường đã bắt giữ hơn 3,1 triệu chiếc. Hay như ngày 1/4, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài đã phát hiện và bắt giữ gần 800.000 khẩu trang y tế xuất lậu.

Chúng ta đang thiếu nguồn cung, hay thiếu chính sách thực thi an ninh khẩu trang?

Trong khi thông tin cho thấy, 400 triệu khẩu trang y tế là số lượng trong đơn hàng Tổng công ty May 10 vừa ký với đối tác giao hàng trong tháng 7. Ngoài đơn hàng khẩu trang y tế, May 10 còn nhận được các đơn hàng từ Đức, Mỹ cho khẩu trang vải kháng khuẩn, tổng cộng hơn 20 triệu chiếc.

Công ty cổ phần và Thương mại TNG cũng đã xuất những lô hàng khẩu trang đi châu Âu gần một tháng nay. TNG còn tiết lộ kế hoạch sản xuất khẩu trang y tế từ trung tuần tháng 5. Dây chuyền, nguyên liệu sản xuất khẩu trang y tế đã được TNG nhập và sẽ về nhà máy trong 40 ngày nữa.

Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19 nói rõ,  doanh nghiệp chỉ được phép xuất khẩu tối đa 25% sản lượng, phần còn lại phải dành cho công tác phòng, chống dịch bệnh trong nước. Đến nay chưa biết các Bộ ngành chức năng đã thống kê có bao nhiêu khẩu trang y tế đã xuất khẩu, để biết số lượng đã dành cho trong nước là bao nhiêu.

Lâu nay đã có không ít doanh nghiệp tung hô hình ảnh, thương hiệu với các giải này thưởng nọ, chỉ khi đất nước lâm vào đại dịch mới thấy đâu là giá trị thật của những hình ảnh này. Hãy làm đi, xin đừng tự tung hô nữa.

Chỉ sau mười ngày tuyên bố, VinGruop đã dừng mọi hoạt động sản xuất tại VinFast, VinSmast, và những chiếc máy thở phục vụ điều trị cho cho bệnh nhân đã được chuyển giao cho Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19. Đó mới thực sự là hình ảnh thương hiệu vì cộng đồng để các doanh nghiệp, ít ra là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, khẩu trang học tập.

Tags:
3.8 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Khởi nghiệp

Chiến dịch “Crazy but not stupid
(Tieudung.vn) Ngày 18/11/2022, Công ty cổ phần Comic One ra mắt chiến dịch phá kỷ lục livestream thế giới...
 
Cựu sinh viên ĐH Bách Khoa đem công nghệ Mỹ về chế tạo máy lọc nước siêu tinh khiết cho người Việt
(Tieudung.vn) Sau 5 năm trong phòng thí nghiệm của trường ĐH Florida, 8 năm sản xuất và ứng dụng...
 
Chuyện anh kỹ sư cơ khí làm giàu từ... trồng rau sạch
(Tieudung.vn) Chỉ với diện tích 150m2 do Hội Nông dân phường hỗ trợ, hàng năm, Hợp tác xã (HTX)...

Thương hiệu

Trao chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao cho 519 doanh nghiệp
(Tieudung.vn) Tối 14/3, tại Hội trường Thống Nhất (quận 1, TP Hồ Chí Minh), Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam...
 
Công bố hơn 500 doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2023
(Tieudung.vn) Theo công bố của Hội Hàng Việt Nam chất lượng cao vào sáng ngày 9/3, năm 2023, có 519...
 
Ngày càng nhiều người tiêu dùng mong muốn các thương hiệu thúc đẩy sự phát triển bền vững
(Tieudung.vn) Thế giới tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2023. Nền kinh tế toàn...

Tin Doanh nghiệp

Nghị định 08 - bài 1: “Cửa sáng” kỳ vọng khơi thông thị trường trái phiếu doanh nghiệp
(Tieudung.vn) Các chuyên gia cho rằng, Nghị định 08 sẽ tác động tích cực đến thị trường trái phiếu...
 
Công ty Than Mông Dương bị xử phạt 211 triệu đồng do vi phạm thuế
(Tieudung.vn) Công ty cổ phần Than Mông Dương Vinacomin (Mã chứng khoán HNX: MDC) thông báo đã bị...
 
Hà Nam: Dự án khu đô thị thời đại gần 10.000 tỷ đồng đã có nhà đầu tư
(Tieudung.vn) Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Thời đại và Đổi mới sáng tạo có quy...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Đức

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.10719 sec| 877.211 kb