Giả sử bạn được giao nhiệm vụ liên lạc với 3 người dường như không thể liên lạc được: Bill Gates, Donald Trump và J.D. Salinger và yêu cầu ít nhất một người trả lời 3 câu hỏi.
Và khi nhận được bạn sẽ nhận được chuyến du lịch miễn phí vòng quanh thế giới này. Đây là thử thách do Timothy Ferriss, tác giả cuốn sách Tuần làm việc 4 giờ đưa ra nhằm kiểm tra tâm lý, phản ứng sinh viên của mình.
Kết quả là không ai vượt qua được.
Những sinh viên có rất nhiều lí do: "Việc đó thật không dễ dàng…" "Em rất muốn, nhưng không cách nào để…" Tuy nhiên lý do duy nhất được nhắc đi nhắc lại theo nhiều cách khác nhau: Đó là thử thách khó khăn, mà có lẽ là không thể và những sinh viên khác có thể làm tốt hơn họ.
Rất ít người dám làm điều khác biệt. Đến 99% dân số thế giới tin rằng họ thường không thể làm được những điều vĩ đại, vì vậy họ chỉ đặt ra những mục tiêu tầm thường. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh cho những mục tiêu "thực tế" lại là khốc liệt nhất, tiêu tốn nhiều thời gian và sức lực của bạn nhất. Quyên góp 10 triệu đôla dễ hơn quyên góp 1 triệu đôla. Tìm được một người hoàn hảo đạt điểm 10 trong quán bar dễ hơn tìm được 8 người đạt điểm 5.
Bạn thấy lo lắng ư? Những người khác trên thế giới này cũng lo lắng như bạn. Đừng đánh giá quá cao sự cạnh tranh và đánh giá quá thấp bản thân mình. Bạn giỏi hơn bạn nghĩ đấy.
Có một nguyên nhân khác nữa để nói những mục tiêu không thực tế và vô lý lại dễ thực hiện hơn. Đặt ra một mục tiêu lớn khác biệt cũng giống như việc truyền andrenalin, tạo ra khả năng chịu đựng để vượt qua mọi khó khăn, thử thách đạt tới mục tiêu. Những mục tiêu thực tế, giới hạn ở mức tham vọng thông thường sẽ không thể mang lại nguồn cảm hứng và chỉ cung cấp năng lượng cho bạn vượt qua một hay hai vấn đề đầu tiên, tiếp đó bạn sẽ không thể kiên nhẫn và chấp nhận thất bại.
Nếu kết quả tiềm năng chỉ ở mức tầm thường hay trung bình, thì những cố gắng của bạn cũng sẽ chỉ ở mức ấy. Ngoài ra khi bạn chọn mục tiêu bởi nó "thực tế" thì bạn dễ không có hứng thú để vượt qua thử thách, dù chỉ là nhỏ nhất, để hoàn thành nó.
Nơi nào ít người câu nhất thì sẽ có nhiều cá nhất, những người luôn thấy bất an, chạy theo những mục đích tầm thường sẽ giúp những người khác dễ dàng thành công hơn. Sẽ có ít cạnh tranh hơn cho những mục tiêu lớn hơn.
Đúng như nhà cải cách George Bernard Shaw từng nói: "Một người bình thường luôn cố gắng thích nghi với thế giới; một người khác biệt luôn kiên quyết buộc thế giới thích nghi với mình và vì vậy anh ta là người làm nên mọi sự tiến bộ." Hãy nhìn Elon Musk, bạn có thể hiểu được điều này. Ham muốn độc đáo của Musk: cứu vớt loài người khỏi sự diệt vong. Chính mục tiêu này đã tiếp năng lượng cho những công trình của anh về năng lượng mặt trời, xe điện, khám phá vũ trụ và dẫn đến thành công chói lòa mà Musk đã đạt được.
Musk nhìn công việc theo kiểu hoặc là bạn cam kết 100% để thay đổi lịch sử loài người, hoặc là đừng làm. Musk là người khét tiếng trong việc đặt ra các mục tiêu phi thực tế, giao cho nhân viên khối lượng công việc cực lớn và hay lăng mạ các cấp dưới.
Thậm chí Musk có lần quát mắng một nhân viên chỉ bởi anh ta thay vì tham dự một sự kiện của công ty, lại chọn ở bên cạnh vợ ngày sinh con.
Thế đấy, những điều to lớn bắt đầu bằng những ước mơ to lớn.