Ông Đặng Lê Nguyên Vũ xuất hiệp trong dịp Tập đoàn Trung Nguyên tổ chức kỷ niệm 22 năm thành lập và ra mắt sản phẩm mới. |
PV: Sự việc liên quan đến ông chủ Cafe Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ đang gây tranh cãi, luật sư có ý kiến như thế nào?
Luật sư Trần Đình Dũng: Tôi cũng vừa đọc được ý kiến của một người viết trên facebook và tôi nghĩ nếu ông Vũ có những ứng xử lạ như thế thì ý kiến này cũng xác đáng. Không có một doanh nhân nào mà nhiều năm liền không đến doanh nghiệp nơi mình là đương kim Chủ tịch Hội đồng quản trị và có hàng loạt hành động lạ lùng như thế mà được coi là bình thường?.
Điều đó làm cho người tra nghĩ rằng anh Vũ đang có vấn đề về năng lực hành vi dân sự. Những hành động lạ từ cách ăn mặc khác người đến chuyện xưng hô “lạ”, chuyện cha mất nhưng vẫn “tu luyện” không về chịu tang dù chỉ cách chừng 200km, chuyện dùng mẫu văn bản như chiếu chỉ nhà vua để gửi cho nhân viên, chuyện bắt người thân phải gọi mình bằng ngài, chuyện yêu cầu người khác phải dùng danh xưng “chủ tịch tôn kính”… cho đến clip “thiền” tại tòa án như vừa rồi mọi người được xem, ai có thể nghĩ người như vậy là bình thường?
Thư mời tham dự lễ bổ nhiệm hai vị trí lãnh đạo thuộc Trung Nguyên. |
Sau khi gặp lại chồng, bà Lê Hoàng Diệp Thảo mới đây đã chia sẻ những gì bà cảm nhận trong buổi hòa giải tại tòa: "Bằng linh cảm của người vợ, tôi chắc chắn đó không phải là anh Vũ. Anh không hề nhớ gì đến tôi của 4 năm yêu nhau và 20 năm vợ chồng. Anh chỉ ngồi như cái xác không hồn, với những văn bản đã được chuẩn bị và đánh máy sẵn sàng. Tôi tin rằng ngay cả anh cũng không thực sự ý thức rõ điều gì đang xảy ra. Sức khỏe tinh thần của anh hoàn toàn không ổn. Điều anh cần bây giờ là được chữa bệnh chứ không phải chơi siêu xe. Tuy nhiên, tôi tuyệt đối không trách anh, vì tôi hiểu anh cũng chỉ là nạn nhân. Người chồng bị bệnh đến mức không kiểm soát được ngôn từ của chính mình, người vợ và các con bị đẩy ra khỏi ngôi nhà chung, công ty bị thao túng và rút ruột hàng ngày, vậy mà những người của anh vẫn thản nhiên nói rằng anh bình thường. |
Khi một người có biểu hiện hành vi lạ, người thân cần phải giúp đỡ họ xác định vấn đề “cái đầu”, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người đó. Nếu định đoạt tài sản trong trạng thái tâm thần không ổn định sẽ không đúng ý chí và trái pháp luật.
PV: Xác định lại năng lực pháp luật như thế nào trong trường hợp ông Đặng Lê Nguyên Vũ?
Luật sư Trần Đình Dũng: Người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Sau khi thụ lý đơn, Tòa án sẽ ra quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với người bị yêu cầu. Khi đó kết quả giám định sẽ làm căn cứ xác định người bị yêu cầu có năng lực hành vi dân sự hay mất năng lực hành vi dân sự hay có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
PV: Hậu quả của việc ông Đặng Lê Nguyên Vũ bị mất năng lực hành vi dân sự sẽ ra sao thưa luật sư?
Luật sư Trần Đình Dũng: Hậu quả của người bị tòa án tuyên mất năng lực hành vi dân sự là người đó bị hạn chế một số quyền dân sự, trong đó các giao dịch dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện (qui định tại Điều 22 Bộ luật dân sự 2015).
Người giám hộ đương nhiên theo qui định tại Điều 53 BLDS là vợ, chồng, con, cha, mẹ.
Tôi cho rằng, nếu trường hợp ông Đặng Lê Nguyên Vũ có dấu hiệu bệnh thì việc xác lập năng lực pháp luật trong là cũng nhằm bảo vệ quyền lợi cho chính ông Vũ, ngoài việc bảo vệ quyền lợi của người liên quan như vợ ông Vũ, con ông Vũ.
Chúng ta cần lưu ý khái niệm tâm thần trong y học rất rộng, không nên hiểu người bị mất năng lực hành vi dân sự là người điên nặng tới mức lang thang ngoài đường.
Hà Nam (thực hiện)
CEO được giao làm trưởng ban truyền đạo Cựu CEO Trung Nguyên Đỗ Hòa viết: "Theo tôi thì anh Vũ bị bệnh hoang tưởng về quyền lực (một dạng tâm thần phân liệt), và diễn biến bệnh càng ngày càng nặng. Anh ấy cần được giúp đỡ!...",. Ông Đỗ Hòa chia sẻ về suy nghĩ sau thời gian làm việc tại Trung Nguyên: “…Vào Trung Nguyên ngoài việc bị hạn chế quyền hạn, tôi còn được giao những việc không dính dáng gì đến quản lý kinh doanh. Tôi nhận ra rằng nơi đây không chỉ là một doanh nghiệp thuần túy, mà nó là sự tổng hợp của 3 hoạt động: tôn giáo, chính trị và kinh doanh, mà không được phân định rõ ràng.
Rồi chủ doanh nghiệp ở đây quyết định giao cho tôi làm Trưởng ban biên soạn giáo lý đạo cà phê, kiêm trưởng ban truyền đạo. Và tôi được yêu cầu phải làm thủ tục lạy trước bàn thờ đạo đặt ở một số điểm kinh doanh. Lúc ấy khi Trung Nguyên đi tham dự hội chợ thì bên cạnh gian hàng trưng bày sản phẩm, còn có thêm gian bàn thờ. Tôi quan sát thấy khách nước ngoài tò mò dòm ngó cái gian bàn thờ nhưng không dám bước vào mà chỉ đứng ngoài nhìn vào. Nhìn cách trưng bày cái bàn thờ, tôi cũng dễ dàng đoán ra ý định của anh Vũ là đến thời điểm thích hợp thì anh ta sẽ thay hình hạt cà phê bằng hình mình, để mọi người sẽ lạy mình. Tôi nghĩ người bên ngoài hẳn cũng ngạc nhiên khi anh Vũ ra sách về danh nhân văn hóa Việt, trong đó có Đặng Lê Nguyên Vũ. Rồi sau đó lại nghe về "thánh địa cà phê toàn cầu"... Nhưng với tôi và những người đã từng tham gia Trung Nguyên thì câu chuyện tâm linh của anh Vũ là một chuỗi sự kiện, đi từ nhỏ đến lớn, từ trong ra ngoài... (sách lược Tôn Tử, mà anh Vũ vẫn lấy làm chiến lược dẫn dắt Trung Nguyên), và tham vọng ấy ngày càng được đẩy lên cao dần. Nó đi từ thương hiệu cà phê số 1 của Việt Nam, đến cà phê đạo của người Việt, đến tự phong vua cà phê, rồi đến doanh nhân văn hóa Việt Nam, và sau đó thì mở ra cả thế giới với thánh địa cà phê toàn cầu, và gần đây là câu chuyện thiền và sự kiện "thông linh", được bề trên tối cao giao trọng trách chăn dắt nhân loại, trở thành một tôn giáo duy nhất là trung tâm của tất cả các tôn giáo khác với sứ mệnh "cứu nhân loại". Rõ ràng đây không còn là một doanh nghiệp hoạt động đúng nghĩa như một doanh nghiệp kinh doanh, mà nó là một tôn giáo. Việc kinh doanh chỉ nhằm để kiếm tiền phục vụ cho sự phát triển tôn giáo, nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng là tạo ra quyền lực cá nhân. Ai cũng có thể nhìn rõ điều này ở thông điệp Vision của Trung Nguyên, mục tiêu bao nhiêu tỉ đô la doanh thu thì cũng không bao giờ cao bằng "cứu loài người". Vậy xin đừng nhìn Trung Nguyên như là một doanh nghiệp, cũng đừng dùng các tiêu chuẩn, thước đo của doanh nghiệp thường thấy để đánh giá về Trung Nguyên. Và do vậy cũng không nên xem xét anh Vũ dưới góc độ một doanh nhân. Vậy nếu không là doanh nghiệp mà là một tôn giáo, thì cái ý đồ cà phê đạo này có gì hay để mà có thể trở thành hiện thực? Lý luận của cà phê đạo có gì hay hơn đạo Phật, Thiên Chúa, Hồi giáo, Hindu... để có thể thu hút được follower? Còn bản thân người "được thượng đế tối cao trao quyền" này có tài năng gì đặc biệt, có tư duy gì nổi bật để mà có thể dẫn dắt cả nhân loại? Tôi theo dõi diến biến của Trung Nguyên từ hơn 10 năm qua và thú thật là tôi chưa thấy câu trả lời cho những câu trên. Một hai năm thì còn nói phải chờ vì cần có thời gian, chứ hơn 10 năm rồi mà trong khi mục tiêu nhỏ (cà phê đạo Việt Nam) còn chưa làm được, vị trí số vua cà phê Việt Nam thì đang lung lay (đi từ số 1 của toàn thị trường giảm dần xuống còn số 1 của một vài phân khúc), sự đoàn kết trong nội bộ thì cũng đã suy yếu đi nhiều, mà trong khi đó mục tiêu thì đẩy lên cao hơn, cao đến tột đỉnh là thống lĩnh toàn nhân loại. Thì rõ ràng là có sự vênh rất lớn giữa những gì muốn đạt được với năng lực thực tế, giữa nói được và làm được là cả một khoảng cách quá xa…”. Ông Đỗ Hòa - Giám đốc Công ty Tư vấn Tinh Hoa Quản Trị, người được mệnh danh là “CEO chuyên nghiệp”, từng là nguyên Giám đốc Chiến lược và Marketing khu vực Châu Á Thái Bình Dương của tập đoàn Shell,sau đó làm CEO Trung Nguyên, Kềm Nghĩa... |