Thứ 5, 21/09/2023, 15:02 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

"Dự án tỉ đô nếu chết có khi tốt cho nền kinh tế"

"Dự án tỉ đô nếu chết có khi tốt cho nền kinh tế"
(Tieudung.vn) - Đó là quan điểm của Chuyên gia bất động sản Nguyễn Văn Đực sau khi Tieudung.vn đăng bài "Bất động sản phía Nam: Nhiều dự án tỷ đô hàng chục năm vẫn “đắp chiếu”.

Trả lời phỏng vấn phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, ông Đực cho rằng, chưa bao giờ tính khả thi của những (BĐS) trên địa bàn TP Hồ Chí Minh nói riêng và khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung, có giá trị tỷ đô lại bị nghi ngờ như hiện nay.

"Dự án tỉ đô nếu chết có khi tốt cho nền kinh tế"
Chuyên gia Nguyễn Văn Đực.

PV:  Hàng ngàn ha đất được huy động vào các dự án dự án bất động sản có giá trị đầu tư tính bằng tỉ đô, sau cả chục năm vẫn chưa nhúc nhích được gì mấy, đây là sự lãng phí vô cùng lớn. Thưa ông, có cách nào trị “căn bệnh” này không?

- Chuyên gia Nguyễn Văn Đực: Thực tế là có hiện tượng dự án bất động sản càng lớn là càng khó thành công, những dự án có vốn đầu tư lên đến cả tỉ đô thậm chí là vài tỉ đô, tôi chưa thấy dự án nào thành công cả. Theo tôi được biết, trước khi giao một dự án bất động sản lớn cho doanh nghiệp thì chính quyền cũng làm chặt chẽ lắm, thẩm định nhiều khâu… Khi giao dự án, chính quyền tỉnh thành nào cũng có chung mong muốn là dự án sẽ thành công, góp phần vào phát triển kinh tế, của khu vực có dự án. Tuy nhiên, trên thực tế tôi nhận thấy các doanh nghiệp làm dự án lớn theo kiểu săn cá sấu, được thì họ được rất lớn, còn mất chỉ mất miếng mồi câu là con vịt. Doanh nghiệp được giao dự án cứ lần lữa giãn tiến độ dự án, khi không thể giãn được nữa thì họ mới đầu hàng trả dự án, họ chỉ mất một số tiền ban đầu bỏ ra nghiên cứu quy hoạch… có khi là vài triệu hoặc vài chục triệu đô nhưng so với quy mô dự án số tiền này cũng chỉ là miếng mồi nhỏ bé.  Đó là thực tế diễn ra nhiều nơi, hàng ngàn ha đất được huy động vào các dự án, hoàn toàn bị đóng băng, lãnh phần thiệt là người dân có quyền sử dụng đất nằm trong dự án, nhà cửa xuống cấp cũng chả sửa chữa gì được, nơm nớp chuyện di dời từ năm này qua năm khác.

PV: Thưa ông, Luật quy định doanh nghiệp phải có ít nhất 20 % vốn chủ sở hữu của một dự án thì mới được giao dự án, với một dự án tỉ đô thì doanh nghiệp phải có 200 triệu đô, ông có thấy quy định này được thực hiện nghiêm chưa?

- Ở đây có một vấn đề đã là luật thì phải thực hiện nghiêm những trên thực tế, doanh nghiệp có cách lách để chứng minh họ đủ năng lực tài chính để được giao dự án.  Còn làm nghiêm quá bắt ký quỹ thì chả ai làm được. Thị trường bất động sản có lúc thăng lúc trầm, một dự án có thể chết đi sống lại nhiều lần, nhưng tôi mới chỉ thấy những dự án quy mô vừa có thể hồi phục sau khó khăn chứ chưa thấy dự án nào quy mô lớn có thể vượt qua khó khăn. Sự thất bại của những dự án bất động sản quy mô lớn một phần là do bất động sản chưa đủ lớn để có thể hấp thu, một phần là do doanh nghiệp chưa đủ năng lực tài chính, khả năng quản trị và đánh giá sai tình hình thị trường, thậm chí là quá ảo tưởng đưa đến đổ vỡ.

Mô tả ảnh
Dự án Khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa hàng chục năm vẫn y nguyên. Ảnh: Quân Hoàng

PV: Vậy nhu cầu xã hội hiện nay có cần phải có những dự án bất động sản quy mô tỉ đô không thưa ông?

- Bất cứ việc gì có thể sinh lợi mà pháp luật không cấm thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ nhảy vào. Vấn đề ở đây là vai trò điều tiết của chính quyền. Theo tôi, riêng đối với TP.HCM nhu cầu nhà ở thực sự mỗi năm cần thêm khoảng 50.000 , trong đó căn hộ cao cấp chỉ khoảng 10 đến 15 % của con số này. Thị trường bất động sản nếu không phát triển cân xứng với sức mua thì sẽ dẫn đến những thành phố ma mà chúng ta có thể thấy ở Nhơn Trạch,  Đồng Nai hoặc ở quanh thành phố mới Bình Dương… Hiện tại TP.HCM vẫn còn 400 dự án bất động sản “trùm mền” chưa thể khởi động lại, đây là hậu quả của cơn sốt nhà đất năm 2008. Từ thực tế tôi cho rằng việc đổ vỡ của các dự án bất động sản tỉ đô không chừng lại tốt cho nền kinh tế, thà dự án chết ngay khi nó mới manh nha còn hơn là nó chết khi đã có hình hài, nguy hại cho nền kinh tế vô cùng. Thực tâm mà nói, tôi chả có một chút niềm tin nào vào sự thành công của các dự án bất động sản tỉ đô hiện nay.

PV: Cảm ơn ông !

Hoàng Quân thực hiện

Tags:
4.7 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Nhận định

Tiến sĩ Đinh Thế Hiển:
(Tieudung.vn) Vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội gây thiệt hại khủng khiếp, và từ đó dư luận...
 
Quận 12, TP Hồ Chí Minh: Hiến đất làm đường để phân lô tách thửa, lập dự án trá hình?
(Tieudung.vn) Khu đất rộng chưa tới 3.000m2 tại phường Thạnh Lộc, quận 12, không lập dự án nhưng chủ...
 
Vì sao chung cư mini nhiều rủi ro nhưng vẫn được ưa chuộng?
(Tieudung.vn) Thỏa mãn đồng thời nhu cầu của người dân về nơi ở, vị trí trung tâm – ổn...

Dự án – Nhà đẹp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Xử lý quyết liệt 54 dự án chậm triển khai
(Tieudung.vn) Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 54 dự án chậm triển khai chủ yếu...
 
 
VinWonders Nam Hội An xác lập kỷ lục “Mặt nạ tuồng bằng giấy dó lớn nhất Việt Nam”
(Tieudung.vn) Sáng ngày 17/09, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao chứng nhận kỷ lục “Mặt nạ tuồng...

Phong thuỷ

Văn khấn Thần tài ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch Quý Mão 2023
(Tieudung.vn) Xin giới thiệu với độc giả bài văn khấn thần Tài ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch...
 
Văn khấn mùng 1 tháng 7 năm Quý Mão 2023 theo truyền thống Việt Nam
(Tieudung.vn) - Lễ vật cúng ngày mùng 1 hàng tháng đơn giản, gồm: Hương hoa, Trầu rượu, Nước, Hoa quả.
 
Vì sao tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn?
(Tieudung.vn) Dân gian Việt Nam vẫn gọi tháng 7 âm lịch hàng năm là tháng cô hồn. Vậy tháng...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.44227 sec| 872.508 kb