Thứ 6, 22/11/2024, 19:48 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Thực phẩm trở nên độc hại nếu chế biến sai cách

Thực phẩm trở nên độc hại nếu chế biến sai cách
(Tieudung.vn) - Khoai tây, dầu ăn, hải sản... là thực phẩm cần hết sức chú ý khi chế biến để không gây độc hại.

Khoai tây

Thực phẩm trở nên độc hại nếu chế biến sai cách

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet 

Khoai tây nấu chín cũng không nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng vì chúng rất dễ nhiễm khuẩn. Bạn cũng không nên làm nóng lại khoai tây vì việc này có thể gây hại cho cơ thể khi ăn vào.

Gạo

Sau khi nấu chín, bạn không nên bảo quản cơm ở nhiệt độ phòng, vì cơm nấu chín rất dễ nhiễm các vi khuẩn gây đau bụng và các vấn đề về tiêu hóa. Nếu bạn không ăn hết cơm ngay, bạn có thể bảo quản cơm trong túi bọc chân không.

Dầu ăn

Một số người có thói quen sử dụng lại một lớp dầu ăn nhiều lần. Đây là một thói quen xấu, có thể làm trị dinh dưỡng của dầu ăn và gây các vấn đề về tiêu hóa.

Hải sản 

Các loài thủy sinh có vỏ như tôm, hàu, ngao... rất dễ bị vi khuẩn Vibrio vulnuficus sống ký sinh, đây là loại vi khuẩn được mệnh danh là "vi khuẩn ăn thịt người", có thể gây hoại tử cân cơ người nhiễm rất nhanh.

PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Sinh học và Thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội cảnh báo, người khi ăn hải sản sống hoặc nấu chưa chín kỹ, đặc biệt là hàu sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Một thống kê trên 180 bệnh nhân nhiễm loại vi khuẩn nguy hiểm này cho thấy có gần 93% có ăn hàu sống trong 2 ngày trước đó.

Nấm

Hàng năm có rất nhiều vụ ngộ độc do ăn nấm. Hầu hết mọi người đều không biết phân biệt các loại nấm, nhất là nấm dại. Ngay cả các chuyên gia cũng có thể nhầm lẫn nấm ăn được với nấm dại. Nấm độc chứa các chất gây hại như orellanine, gyromitrin, alpha-amanitin. Nếu ăn phải nấm độc hoặc chưa nấu chín, bạn có thể chết vì suy gan.

Do đó, tuyệt đối không ăn nấm lạ, nấm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Không ăn nấm quá già, hay hái nấm non để ăn, vì chưa thấy hết đặc điểm cấu tạo của nấm nên không xác định rõ loại nấm.

Bên cạnh đó, nấm tươi mới hái hoặc mua về nên sơ chế và sử dụng ngay, vừa đảm bảo an toàn vừa giúp các chất dinh dưỡng trong nấm không bị mất đi. Nếu để nấm lâu ngày, không bảo quản cẩn thận, nấm bị ôi và nát cũng có thể chuyển thành nấm độc.

Măng tươi

Măng chứa nhiều dinh dưỡng nếu chế biến sai cách sẽ gây ngộ độc, thậm chí tử vong. Trong măng tươi có hàm lượng HCN (acid cyanhydric) cao, chất này gây hại cho cơ thể. Với liều 50-60 mg (vào khoảng 200 g măng tươi chưa luộc), HCN sẽ gây tử vong, bắt đầu với các triệu chứng khó thở, mất tri giác, liệt cơ, co giật, ngừng thở... Để hạn chế thấp nhất độc chất trong măng, khi mua măng tươi về người ta thường luộc kỹ nhiều lần trước khi chế biến.

Tags:
5 5 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.23587 sec| 802.844 kb