Bếp nấu
Bạn cần vệ sinh bếp nấu thường xuyên. Nguồn ảnh: Internet
Tiến sĩ Philip Tierno, giáo sư lâm sàng về vi sinh và bệnh lý học tại Đại học Y ở New York (Mỹ) nói rằng: “Nhiều người thường bỏ quên việc vệ sinh căn bếp, đặc biệt là khu vực bếp nấu. Các mảnh vụn thức ăn rơi vãi không được dọn dẹp kịp thời có thể trở thành môi trường tốt cho sự phát triển của vi khuẩn”. Đây quả là một lý lẽ tuyệt vời ủng hộ cho việc dọn dẹp căn bếp của bạn một cách kỹ lưỡng.
Chuyên gia tẩy rửa Melissa Maker cho rằng nên vệ sinh bếp sau mỗi lần sử dụng. Cô ấy không nói về việc phải làm sạch sâu, kỹ càng mà chỉ đơn giản là sử dụng chất tẩy rửa đa năng thông thường và một miếng vải sợi nhỏ. Đối với lò nướng, cả bên trong và bên ngoài, nên vệ sinh 3 tháng một lần hoặc khi thấy thức ăn bên trong bị cháy khét, có khói bốc ra khi sử dụng.
Khăn lau bếp
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, khăn lau bếp, lau bát, đĩa là một trong những đồ vật chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà bếp. Khăn lau bếp được sử dụng nhiều lần trong một ngày, cũng chính vì vậy mà nó bị bẩn rất nhanh. Đó chính là lý do tại sao chúng ta cần phải thay khăn lau bếp 2 ngày 1 lần, thậm chí là 1 ngày 1 lần.
Thớt
Nếu gia đình đang sử dụng thớt bằng gỗ, hãy ngâm thớt vào dung dịch nước và muối pha theo tỷ lệ 1:1 trong vài phút sau khi vừa sử dụng. Cách làm này sẽ giúp chúng ta tiêu diệt được mọi loại vi khuẩn cũng như các loại nấm mốc tồn tại trên bề mặt thớt.
Đồ dùng bằng gỗ
Gỗ là một vật liệu rất xốp, cho phép nhiều chất được hấp thụ vào bên trong, kể cả cặn thức ăn và độ ẩm. Chính những lý do đó mà các vật dụng bằng gỗ cần được làm sạch ngay sau khi sử dụng, trước khi gỗ hấp thụ thức ăn thừa. Bạn nên lau thật khô các vật dụng trước khi cất, tránh việc thực phẩm bị nhiễm khuẩn và vi khuẩn sinh sôi nảy nở sau này.