Điều chỉnh ngọn lửa vừa phải
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Trong khi nấu bạn hãy chú ý tới ngọn lửa, chỉ cần điều chỉnh núm bếp gas sao cho ngọn lửa vừa với đáy nồi là được. Ngọn lửa quá lớn vừa tốn gas mà món ăn của bạn lại lâu chín bởi lượng nhiệt thay vì tập trung vào đáy nồi lại bị phân tán ra xung quanh.
Chọn dụng cụ nấu phù hợp
Nếu thức ăn ít nên nấu nồi nhỏ vừa đủ. Dùng nồi to sẽ gây lãng phí gas. Trong trường hợp cần ninh, hầm thì hãy dùng nồi áp suất sẽ giúp tiết kiệm được thời gian nấu đồng thời tiết kiệm được gas.
Thường xuyên vệ sinh bếp gas
Việc lau chùi bếp gas sau khi nấu giúp loại bỏ cặn bẩn để chúng không làm bít các lỗ khí. Khi bếp không được lau chùi, lỗ khí sẽ dễ bị bít khiến gas không ổn định, ngọn lửa không cháy đều dẫn tới nấu thức ăn lâu hơn, gas cũng hao hơn.
Khóa bình gas sau khi nấu ăn
Sau khi nấu ăn xong, bạn nên khóa bình gas lại. Một phần hạn chế được lượng gas bị thất thoát ra bên ngoài, một phần đảm bảo được an toàn cho người sử dụng, tránh được tình trạng rò rỉ gas, gây cháy nổ...
Rã đông thực phẩm hoàn toàn trước khi nấu
Việc này giúp tiết kiệm gas được một lượng đáng kể. Bởi nếu nấu trực tiếp thức ăn lấy từ ngăn đông lạnh cũng đồng nghĩa với việc phí phạm gas để làm tan lớp nước đá.
Dùng vòng chắn gió
Vòng chắn gió hay còn được gọi là kiềng tiết kiệm gas được làm bằng kim loại được dùng bao xung quanh vòng đánh lửa đang có bán rộng rãi tại các chợ và siêu thị với giá khoảng 50.000 đồng – 80.000 đồng.
Sản phẩm này sẽ giúp lượng nhiệt không bị tản khi đun, định hướng nhiệt đi thẳng lên đáy nồi. Lượng năng lượng có thể tiết kiệm được trong trường hợp này khoảng 20-30%.