Thứ 4, 04/10/2023, 23:51 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Phát hiện gạo giả chỉ nhờ 6 mẹo kiểm tra đơn giản

Phát hiện gạo giả chỉ nhờ 6 mẹo kiểm tra đơn giản
(Tieudung.vn) - Chỉ với 6 mẹo vô cùng đơn giản bạn có thể phát hiện ra số gạo gia đình đang sử dụng có phải gạo được làm từ nhựa hay không.

Gạo là một trong những nguồn lương thực chính của nước ta và nhiều nước trên thế giới, trong đó có Trung Quốc.

Mô tả ảnh
 

Trên Việt hiện nay xuất hiện nhiều loại gạo nhập khẩu không rõ nguồn gốc. Theo của nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, một số sản phẩm gạo do Trung Quốc trồng được trộn chung với loại gạo làm giả từ nhựa và xuất khẩu sang các nước lân cận.

Khi người dùng ăn phải loại gạo giả này rất nguy hại đến sức khỏe. Vì thế, để đảm bảo rằng gia đình bạn đang không ăn phải loại gạo nguy hiểm này, hãy dùng 6 mẹo nhỏ dưới đây để kiểm tra nhé:

1. Dùng chày và cối

Mô tả ảnh
Khi được giã nát, bột gạo nhựa có màu vàng còn bột gạo thật có màu trắng (Ảnh: Internet)

Hãy cho một nắm gạo vào trong cối và dùng chày giã nát ra. Nếu bột gạo có màu trắng thì đó là gạo chất lượng. Tuy nhiên, nếu bột gạo có màu vàng thì đó rất có thể là gạo giả được làm từ nhựa.

2. Dùng lửa

Mô tả ảnh
Gạo nhựa khi cháy có mùi khét khó chịu (Ảnh: Internet)

Như bạn đã biết, khi nhựa được nung chín qua ngọn lửa chắc chắn sẽ bốc lên một thứ mùi rất khó chịu.

Vì thế, cách thứ hai để phát hiện ra gạo giả làm từ cao su hoặc nhựa đó là hãy lấy ra một nắm gạo và để ra đĩa, dùng lửa để đốt cháy. Nếu gạo bị cháy xém và bốc mùi giống như mùi nhựa thì đó là gạo giả.

3. Dùng nước

Mô tả ảnh
Gạo giả thường nổi lềnh bềnh trên mặt nước (Ảnh: Internet)

Thả một nắm gạo vào cốc nước lạnh và khuấy đều. Nếu tất cả chỗ gạo đó lắng đều xuống dưới đáy cốc nước thì đó là gạo thật.

Còn nếu chúng nổi lên trên mặt nước, dù bạn có khuấy đều thế nào nó vẫn nổi lên trên mặt nước thì rất có thể là gạo giả, được sản xuất từ nhựa hoặc có thành phần được làm từ nhựa, không nên ăn.

4. Để lên men, mốc

Mô tả ảnh

Cơm được nấu từ gạo thật sẽ bị mốc sau một thời gian ở nhiệt độ cao (Ảnh: Internet)

Cho một ít gạo vào nồi và nấu chín. Để chỗ cơm đó trong một hộp kín rồi đặt vào nơi có nhiệt độ cao như ngoài ánh nắng hoặc ủ kín trong phòng tối.

Sau 2-3 ngày bạn mở chỗ cơm được ủ kín đó ra, nếu nấm mốc xuất hiện thì đó là gạo thật còn nếu không xuất hiện nấm mốc thì đó là gạo giả vì gạo giả được làm từ nhựa thường không bị ảnh hưởng bởi thời tiết và nhiệt độ.

5. Quan sát trong quá trình nấu cơm

Đem gạo đi nấu chín. Trong quá trình nấu, bạn quan sát nếu phía trên mặt nước xuất hiện một lớp váng dày màu trắng thì đó là gạo nhựa còn không thì là gạo thật.

6. Dùng dầu nóng

Mô tả ảnh
Dầu nóng làm gạo nhựa chảy ra và dính vào nhau (Ảnh: Internet)

Thả một nắm gạo vào một cốc dầu nóng. Nếu là gạo giả được làm từ nhựa nó sẽ chảy ra hoặc dính vào với nhau, thậm chí dính xuống dưới đáy của cốc dầu nóng. Tuyệt đối không nên dùng loại gạo đã bị chảy ra như thế.

Theo Vũ Nga (Eva.vn/Nguồn: Khám phá)

Tags:
3.5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Pháp luật tiêu dùng

Gây ngộ độc thực phẩm cho hơn 300 người, bánh mì Phượng bị đình chỉ hoạt động
(Tieudung.vn) Sáng 28/9, TS.BS Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam thông tin, đơn vị đã...
 
Hải Dương: Xử phạt, buộc tiêu hủy 220 bánh trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ
(Tieudung.vn) Tết Trung thu là thời điểm nhiều loại bánh “ba không” (không rõ nguồn gốc xuất xứ, không...
 
Đồng Nai: Triệt phá cơ sở sang chiết gas trái phép trong khu công nghiệp
(Tieudung.vn) Ngày 27/9, Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Đồng Nai) cho biết, vừa phối hợp với...

Chống hàng giả

Phân bón NPK 18-18-18+ TE VIET NAUY không đảm bảo chất lượng bị thu hồi
(Tieudung.vn) Qua việc tăng cường công tác kiểm tra chất lượng phân bón trên thị trường tỉnh Lâm Đồng,...
 
Nghịch lý bánh trung thu VIP giá chỉ hơn cốc trà đá
(Tieudung.vn) Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Trung thu nên sức mua các sản phẩm bánh trung...
 
Phát hiện 23.500 sản phẩm bánh kẹo không rõ nguồn gốc ở Nghệ An
(Tieudung.vn) Lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An phát hiện 23.500 sản phẩm bánh kẹo phục vụ Tết Trung...

Cảnh báo

Cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo của kênh đầu tư ngoại hối
(Tieudung.vn) Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC, Bộ TT-TT) cảnh báo tình trạng...
 
Giả mạo Amazon Việt Nam, chiêu dụ kinh doanh thưởng tiền để lừa đảo
(Tieudung.vn) Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) vừa đưa ra cảnh báo, một...
 
Cần cảnh giác với trang web giả mạo EVN
(Tieudung.vn) Gần đây trên mạng Internet tiếp tục xuất hiện trang web giả mạo thương hiệu, nhãn hiệu EVN...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.95922 sec| 855.375 kb