Xu hướng giảm đàn, nuôi cầm chừng, mưa kéo dài ở miền Bắc và bắc Trung Bộ làm nguồn cung thiếu hụt, trong khi nhu cầu tiêu thụ thịt lợn dự báo tăng để phục vụ thị trường Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán có thể tác động làm tăng giá trở lại vào cuối năm.
Thịt lợn sẽ tăng giá trong dịp Tết |
Ngày 9/1, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam và Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã chủ trì họp với các đơn vị liên quan của 2 bộ để đánh giá tình hình cung cầu các mặt hàng thiết yếu như: gạo, đường, muối và thực phẩm (sản phẩm chăn nuôi, rau, thủy hải sản) nhằm bình ổn thị trường những tháng đầu năm 2018.
Theo đánh giá của bộ NNPTNT, giá lợn hơi trong tháng 9/2017 biến động giảm nhẹ tại các vùng chăn nuôi cả nước. Cụ thể, tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung, miền Nam như Hà Nội, Hưng Yên, Nghệ An, Đồng Nai… giá lợn đã giảm từ 1.000 – 2.000 đồng/kg, xuống còn khoảng trên dwois 30.000 đồng/kg.
Tại miền Trung, giá lợn hơi tại Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế giảm khoảng 500 đồng/kg, giá trung bình toàn miền chỉ dao động trong khoảng 29.000 – 32.000 đồng/kg. Tại miền Nam, giá lợn hơi giảm 500 đồng/kg ở Tiền Giang, giảm 1.000 đồng/kg ở Long An và giảm 1.500 đồng/kg ở Hậu Giang.
Giá lợn hơi tại nhiều tỉnh miền Nam nằm trong khoảng 28.500 – 30.500 đồng/kg. Tại một số vùng chăn nuôi lớn của Đồng Nai, hiện giá lợn cũng đã giảm từ 1.000 – 2.000 đ/kg xuống còn khoảng trên dưới 31.000 đồng/kg tùy thuộc vào chất lượng và quy mô nuôi.
Tính đến thời điểm này, mặt bằng thu mua giá lúa năm 2017 tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long có biến động tăng khoảng 200 - 400 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước và ở mức hợp lý có lợi cho bà con nông dân.
Tại miền Bắc, giá thóc, gạo có những thời điểm tăng nhẹ, nhưng nhìn chung khá ổn định so với cùng kỳ năm trước. Dự báo, nguồn gạo trong nước hiện nay hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước trong dịp Tết Nguyên Đán 2018. Với mặt hàng đường, hiện đã vào vụ đường mới, dự báo giá đường trong thời gian tới có xu hướng ổn định mặc dù nhu cầu tiêu thụ đường cao để sản xuất bánh kẹo, đồ uống… phục vụ Tết Nguyên đán sắp tới.
Mặt hàng muối do ảnh hưởng của bão liên tiếp gây mưa nhiều nên sản lượng đạt thấp, nhưng cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Theo đánh giá của bộ NNPTNT, giá lợn hơi trong tháng 9/2017 biến động giảm nhẹ tại các vùng chăn nuôi cả nước. Cụ thể, tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung, miền Nam như Hà Nội, Hưng Yên, Nghệ An, Đồng Nai… giá lợn đã giảm từ 1.000 – 2.000 đồng/kg, xuống còn khoảng trên dwois 30.000 đồng/kg.
Tại miền Trung, giá lợn hơi tại Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế giảm khoảng 500 đồng/kg, giá trung bình toàn miền chỉ dao động trong khoảng 29.000 – 32.000 đồng/kg. Tại miền Nam, giá lợn hơi giảm 500 đồng/kg ở Tiền Giang, giảm 1.000 đồng/kg ở Long An và giảm 1.500 đồng/kg ở Hậu Giang.
Giá lợn hơi tại nhiều tỉnh miền Nam nằm trong khoảng 28.500 – 30.500 đồng/kg. Tại một số vùng chăn nuôi lớn của Đồng Nai, hiện giá lợn cũng đã giảm từ 1.000 – 2.000 đ/kg xuống còn khoảng trên dưới 31.000 đồng/kg tùy thuộc vào chất lượng và quy mô nuôi.
Đến tháng 12, giá lợn hơi trên địa bàn cả nước biến động tăng phổ biến trong khoảng 27.000 - 35.000 đồng/kg. Dự báo đến vào thời điểm Tết, giá lợn có xu hướng tăng do nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp Tết (theo quy luật hàng năm).
Đối với các mặt hàng thực phẩm, dự báo giá có xu hướng tăng nhẹ do nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong dịp Tết, nhưng không có biến động lớn vì nguồn cung tương đối ổn định.
Hiện tại, thời tiết khá thuận lợi, nguồn cung dồi dào nên giá hầu hết của các mặt hàng rau củ có xu hướng ổn định hơn tháng trước, nhiều mặt hàng bắt đầu vào vụ nên giá giảm nhẹ như bắp cải, su hào, cam…
Trong thời gian tới, nếu không có biến động lớn về thời tiết khí hậu thì lượng rau sản xuất ra vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên Đán năm 2018.