Thứ 2, 21/04/2025, 15:13 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Tiêu dùng trong tuần (14/4-20/4/2025): Bắp nếp, chanh dây, rau củ..., giá tăng mạnh

Tiêu dùng trong tuần (14/4-20/4/2025): Bắp nếp, chanh dây, rau củ..., giá tăng mạnh
(Tieudung.vn) - Tiêu dùng trong tuần từ ngày 14/4-20/4/2025, bắp nếp, chanh dây, rau củ..., giá tăng mạnh. Ở chiều ngược lại, giá dưa hấu, sầu riêng liên tục giảm.

Dưa hấu Quảng Nam mất mùa, rớt giá

Hiện nay, người trồng dưa hấu tại Quảng Nam, đặc biệt là huyện Phú Ninh - vùng chuyên canh dưa hấu lớn nhất tỉnh - đang rơi vào cảnh khốn đốn khi giá dưa giảm mạnh, nhiều ruộng không có người mua.

Những năm qua, dưa hấu đã trở thành sản phẩm chủ lực của người nông dân Quảng Nam nói chung và huyện Phú Ninh nói riêng. Loại quả này không chỉ mang đến công ăn việc làm mà còn giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo.

Nếu như năm 2024, người nông dân huyện Phú Ninh có một mùa thu hoạch bội thu cả về sản lượng và giá bán thì năm nay, mọi thứ lại đảo lộn hoàn hoàn. Vụ dưa hấu gần như mất mùa, mất giá khiến người nông dân lao đao, khốn khó. Chưa kể các hộ gia đình còn gặp khó khăn về đầu ra, tiêu thụ sản phẩm.

Theo người nông dân tại huyện Phú Ninh, những ngày qua giá dưa hấu xuống rất thấp, rơi vào khoảng 3.000 - 5.000 đồng/kg. Trong khi năm 2024, giá dưa có thời điểm lên đến 8.000 đồng/kg. 

Tiêu dùng trong tuần (14/4-20/4/2025): Bắp nếp, chanh dây, rau củ..., giá tăng mạnh

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Ông Nguyễn Hùng (thôn Phú Thịnh), người có gần 8 năm trồng dưa, cho biết thêm: “Giá dưa xuống thấp, thương lái lại chỉ mua cầm chừng, nhiều hộ không thu được vốn”. Dù đã bán gần 3 tấn dưa cho thương lái, gia đình ông Hùng vẫn lỗ khoảng 2 - 3 triệu đồng mỗi sào.

Khó khăn không kém chính là khâu tiêu thụ sản phẩm. Mọi năm, thương lái đến tận vườn thu mua với số lượng lớn. Năm nay, người dân phải đem ra chợ bán hoặc bán lẻ tại những điểm ven đường.

Cũng theo một số hộ nông dân, dưa hấu dù không khó trồng nhưng là loại quả phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Dưa năm nay không đạt năng suất cao, giảm từ 30-40% sản lượng do thời tiết nắng mưa thất thường.

"Thời gian qua, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền và hướng dẫn người dân một số biện pháp công nghệ trồng dưa. Tuy nhiên, vụ dưa vẫn không đạt như mong muốn do cây phát triển chậm, quả không đều" - ông Nguyễn Thiện Sanh .

Theo các thương lái địa phương, giá dưa hấu rất khó đoán vì phụ thuộc nhiều vào . Có nhiều năm giá dưa rất cao, nông dân bội thu nhưng cũng có năm có rớt giá ngoài kiểm soát. Ngoài ra, vụ thu hoạch dưa hấu tại nhiều địa phương ở miền Trung đang trùng thời điểm, nguồn cung tăng mạnh cũng dẫn đến tình trạng dưa rớt giá.

Nhu cầu tiêu thụ cao, giá bắp nếp tăng

Tại tỉnh Hậu Giang, hiện bắp nếp được thương lái thu mua tại rẫy với giá khoảng 2.200 đồng/trái loại 1; bắp nếp loại 2 thì 2 trái tính thành 1. Mức giá này đã tăng gần 600 đồng/trái so với thời điểm cách đây khoảng 2 tháng.

Tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, nông dân cũng đang phấn khởi khi giá bắp nếp tăng gấp đôi so với năm trước, cùng với đầu ra ổn định.

Tiêu dùng trong tuần (14/4-20/4/2025): Bắp nếp, chanh dây, rau củ..., giá tăng mạnh

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng giá bắp nếp là do nhu cầu tiêu thụ cao, trong khi nguồn cung giảm vì nhiều hộ dân đã giảm diện tích trồng. Điều này khiến thị trường trở nên khan hiếm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm với giá tốt.

Nắng nóng kéo dài, giá rau củ tăng cao

Giá rau củ tại TP Hồ Chí Minh tăng mạnh do kéo dài và nguồn cung giảm. Đặc biệt, ớt hiểm tăng gấp 3 lần, chạm mốc 120.000 đồng/kg. Nhiều loại rau củ khác cũng đồng loạt tăng 20–50%. Dự báo giá rau sẽ tiếp tục neo cao cho đến khi thời tiết ổn định.

Theo từ chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, nhiều loại rau như khổ qua, đậu cô ve, bầu... đang đồng loạt tăng giá từ 2.000 – 3.000 đồng/kg so với tuần trước. Đáng chú ý nhất là mặt hàng ớt hiểm, ghi nhận mức tăng phi mã chỉ trong thời gian ngắn. Nếu như vào tháng 2, giá ớt hiểm chỉ dao động khoảng 25.000 đồng/kg, thì đến cuối tháng 3 đã vọt lên mức 60.000 - 80.000 đồng/kg.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau củ Việt Nam, cho biết nguyên nhân khiến giá ớt tăng mạnh là do hiện đang vào mùa vụ nghịch, nguồn cung giảm mạnh, trong khi sâu bệnh hoành hành làm ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng.

Tại chợ truyền thống Thanh Đa (quận Bình Thạnh), giá bán lẻ hiện đã lên tới 100.000 đồng/kg đối với ớt hiểm xanh và 120.000 đồng/kg đối với ớt hiểm đỏ, cao gấp 3 lần so với một tháng trước. Một tiểu thương tại đây chia sẻ “Giá ớt tăng quá cao khiến chúng tôi không dám nhập nhiều. Nhập nhiều sợ không bán được, mà để lâu thì dễ hư. Trước đây 5.000 – 10.000 đồng là mua được nửa ký, giờ 10.000 đồng chỉ mua được chưa đến 1 lạng. Khách kêu đắt, người bán cũng khó xử”.

Tiêu dùng trong tuần (14/4-20/4/2025): Bắp nếp, chanh dây, rau củ..., giá tăng mạnh

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Không chỉ ớt, nhiều loại rau củ khác tại các chợ truyền thống cũng đồng loạt tăng giá mạnh – từ 20% – 30% so với tuần trước và cao hơn 50% so với thời điểm bình thường. Chẳng hạn, su su, củ cải trắng từ 12.000 đồng tăng lên 18.000 đồng/kg, chanh giấy từ 20.000 đồng/kg vọt lên 40.000 đồng/kg, sả cây tăng gấp gần 3 lần, từ 12.000 đồng lên 33.000 đồng/kg.

Ông Trần Văn Thích, Giám đốc hợp tác xã rau an toàn Phước An (huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh), cho biết giá thu mua rau từ thương lái hiện nay đã tăng đáng kể so với thời điểm trước Tết. Ví dụ, xà lách đã tăng từ 8.000 đồng lên 13.000 đồng/kg, còn cải ngọt, cải xanh hiện dao động trong khoảng 10.000 – 17.000 đồng/kg, gần như gấp đôi so với mức 5.000 – 7.000 đồng/kg trước đây. Dù giá tăng là tín hiệu tích cực, nhưng người nông dân lại đang gặp rất nhiều khó khăn trong khâu sản xuất. nắng nóng kéo dài, thiếu nước tưới khiến nhiều diện tích rau bị cháy lá, khô héo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả sản lượng lẫn chất lượng rau khi đến kỳ thu hoạch, ông Thích nói.

Hợp tác xã Rau an toàn Phước An (huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) dù sở hữu hơn 30ha đất trồng nhưng hiện chỉ cung ứng chưa đến 2.000 tấn rau/ngày, giảm mạnh so với mức hơn 3.000 tấn/ngày của những tháng trước, ông Thích chia sẻ thêm.

Mặc dù một vài cơn đã xuất hiện, nhưng theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, thời tiết hiện tại vẫn chưa đủ thuận lợi để việc canh tác trở lại ổn định. Khí hậu những ngày qua vẫn duy trì ở mức nắng nóng, hanh khô, khiến điều kiện sản xuất nông nghiệp gặp nhiều trở ngại.

Với tình hình này, ông Nguyên nhận định, giá rau xanh nhiều khả năng sẽ còn duy trì ở mức cao trong thời gian tới, ít nhất là cho đến khi thời tiết chuyển biến tích cực hơn.

Giá chanh dây tăng cao

Từ năm 2024 đến nay, sản lượng chanh dây sụt giảm đã đẩy giá nguyên liệu tăng cao, khiến nhiều nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh Gia Lai phải hoạt động cầm chừng với số lượng đơn m mạnh.

Mọi năm, giá chanh dây (loại múc dịch) trên địa bàn tỉnh dao động ở mức 12-17 ngàn đồng/kg thì nay tăng lên 18-25 ngàn đồng/kg, thậm chí có thời điểm lên đến 26-27 ngàn đồng/kg. Giá cao, việc thu mua nguyên liệu cũng khó khăn hơn do nguồn cung hạn chế. Trước tình hình này, một số nhà máy chế biến chanh dây trên địa bàn đã chọn phương án sản xuất cầm chừng. Điều này dẫn đến sản lượng nước ép trái cây của các nhà máy trên địa bàn tỉnh trong 3 tháng đầu năm nay chỉ ở mức 2.398 tấn, giảm 54,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bà Võ Trần Bích Hạnh-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Nông nghiệp Sesan Gia Lai (Cụm Công nghiệp Diên Phú, TP Pleiku) chia sẻ: “Với mức giá chanh múc 20-23 ngàn đồng/kg như hiện nay thì hầu hết các nhà máy, xưởng múc đều chỉ hoạt động cầm chừng, có đơn hàng đến đâu sẽ sản xuất đến đó chứ không dám thu mua nguyên liệu nhiều như trước. Theo tính toán, giá thành sản xuất 1 kg dịch chanh dây vào khoảng 55-60 ngàn đồng (tùy từng thời điểm) đang là quá cao đối với ngành hàng này”.

Tiêu dùng trong tuần (14/4-20/4/2025): Bắp nếp, chanh dây, rau củ..., giá tăng mạnh

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Theo bà Hạnh, giá chanh dây tăng sẽ là động lực để nông dân mở rộng diện tích, đáp ứng nhu cầu thu mua nguyên liệu của các nhà máy trên địa bàn. Song, mức sẽ chững lại nếu giá tăng quá cao như hiện nay. Từ đầu năm đến nay, sản lượng hàng do Công ty TNHH một thành viên Nông nghiệp Sesan Gia Lai sản xuất bán cho các nhà máy lớn và xuất khẩu khá hạn chế.

Những năm trước, Công ty TNHH Quicornac (Khu Công nghiệp Trà Đa, TP Pleiku) đưa ra thị trường 5.000-10.000 tấn sản phẩm gồm nước chanh dây cô đặc đông lạnh, nước chanh dây thanh trùng đông lạnh… Năm nay, Công ty cũng gặp nhiều khó khăn do giá nguyên liệu tăng cao.

Ông Lưu Quốc Thạnh-Tổng Giám đốc Công ty-cho biết: Từ đầu năm 2025 đến nay, chúng tôi đã chủ động dành thời gian cho việc bảo trì và nâng cấp hệ thống máy móc, thiết bị, sẵn sàng cho mùa vụ chanh dây bắt đầu từ tháng 4. Nhưng bắt đầu từ tháng 3 trở đi, với mức giá chanh dây lên đến 20 ngàn đồng/kg thì Công ty sản xuất không có lãi. Vì vậy, thời điểm này, nhà máy cũng đang hoạt động cầm chừng, có đơn hàng mới dám nhập nguyên liệu về sản xuất.

“Năm 2024, nguồn nguyên liệu không dồi dào nên Công ty chỉ thu mua khoảng 50.000 tấn chanh dây để chế biến 5.000 tấn thành phẩm (giảm khoảng 40% so với năm 2023). Năm nay, Công ty đặt mục tiêu sản lượng đạt tương đương năm ngoái nhưng khả năng sẽ rất khó vì giá nguyên liệu tăng cao. Đặc điểm của cây chanh dây là vào mùa mưa năng suất sẽ giảm đáng kể, chất lượng không đạt yêu cầu, vỏ dày, dịch ít và chua. Do đó, hoạt động sản xuất trong những tháng mùa mưa thường giảm mạnh.

Thời điểm này, giá chanh múc dao động trong khoảng 18-25 ngàn đồng/kg, mức giá cao nhất trong mấy năm gần đây. Đây là tín hiệu lạc quan để người nông dân quay trở lại với cây chanh dây. Để tăng sản lượng trong thời gian tới, các nhà máy đang tăng cường mở rộng thị trường thu mua nguyên liệu, liên kết với các hợp tác xã, tổ hợp tác khôi phục diện tích.

Quýt sim cuối vụ giá lên từng ngày vẫn hút khách mua hàng

Giá quýt sim cuối vụ tăng cao vẫn hút khách, tiểu thương nhập hàng về liên tục vẫn không đủ để bán.

Theo khảo sát, tại thị trường hoa quả Việt, quýt sim vẫn là một trong những mặt hàng bán chạy và nhận được nhiều sự quan tâm của

Được biết, loại quả này đang bắt đầu bước vào giai đoạn cuối vụ, giá cũng tăng theo từng ngày, thậm chí nhiều nơi bán đắt gấp đôi so với giai đoạn chính vụ. Hiện tại, giá quýt sim đang được rao bán trên thị trường dao động từ 20.000 - 65.000 đồng/kg (tùy chất lượng).

Tiêu dùng trong tuần (14/4-20/4/2025): Bắp nếp, chanh dây, rau củ..., giá tăng mạnh

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Nhiều tiểu thương kinh doanh mặt hàng hoa quả cho biết, quýt sim đang vào cuối vụ nên tăng giá từng ngày, vào giai đoạn này hương vị quả càng thơm ngon, ngọt đậm. 

"Gần hết mùa quýt sim nên số lượng hàng đặt về cũng giới hạn, giá nhập cũng cao hơn. Với hương vị ngọt đậm, mọng nước, mùi thơm nhẹ nhàng, vỏ mỏng dễ bóc và giá bình dân nên loại quả này được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, đặt mua số lượng lớn về ăn dần. Tôi bán hàng online là chủ yếu, mỗi khách thường lấy 5 -10kg quýt về ăn dần, mọi người tranh thủ cuối vụ thưởng thức nốt loại quả thơm ngon này, dù có lên vài giá nhưng độ 'hot' của quýt sim vẫn không hề giảm", chị Thanh Hoa (chủ một cửa hàng hoa quả tại Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ.

Giá dừa khô nguyên liệu lập đỉnh mới

Hiện giá dừa khô nguyên liệu địa bàn tỉnh Bến Tre tiếp tục tăng cao và 'lập đỉnh' mới, nhà vườn trồng dừa phấn khởi vì thu nhập tăng cao trong những tháng khô hạn, nắng nóng.

Ông Huỳnh Văn Thanh, ấp 7, xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm canh tác hơn 2 ha dừa cho hay, gia đình vừa bán gần 2 thiên dừa (2.000 trái) với giá 220.000 đồng/chục (12 trái), tăng 30.000 đồng so với tuần trước. Đây là mức giá đạt kỷ lục từ trước đến nay tại Bến Tre.

Hiện, nhiều thương lái “săn lùng” nguồn dừa để mua nhưng “cung không đủ cầu”. Theo các thương lái thu mua dừa khô nguyên liệu tại Bến Tre, vườn dừa đang vào mùa nghịch vụ (treo trái) nên sản lượng giảm rất lớn, giảm hơn 50% so với trước. Mặt khác, nhu cầu sản xuất của các công ty hiện nay cao, nguồn cung hạn chế làm cho giá dừa tăng lên.

Ông Trần Văn Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dừa Bến Tre (Beinco) chia sẻ, tác động của giá dừa khô nguyên liệu tăng cao ảnh hưởng đến nguyên liệu không đủ cho các nhà máy sản xuất, lượng đầu vào của các nhà máy hiện thiếu rất nhiều. Từ đó, chuỗi cung ứng của các nhá máy bị “đứt gãy”, đặc biệt là các nhà máy đi sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu càng khó khăn nhiều hơn do nguyên liệu không ổn định, giá cả tăng cao.

Tiêu dùng trong tuần (14/4-20/4/2025): Bắp nếp, chanh dây, rau củ..., giá tăng mạnh

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Ông Trần Văn Đức cho rằng, thời gian tới cần kết hợp giữa tài nguyên bản địa cùng với công nghệ chế biến cao để nâng cao giá trị gia tăng cho cây dừa, cho ngành dừa và gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bến Tre Nguyễn Văn Bàn cho biết, các năm trước giá dừa xuống thấp nên nông dân khó đầu tư vào vườn dừa đạt hiệu quả. Ngoài ra, hiện nay sâu bệnh tấn công cây dừa rất nhiều, nhất là sâu đầu đen, nông dân sẽ không đủ kinh phí chăm sóc vườn dừa nếu giá dừa không tăng như hiện nay. Với điều kiện gia thu mua dừa tăng cao như hiện nay sẽ giúp cho nông dân tăng thêm thu nhập, tạo điều kiện đàu tư cho vườn dừa ngày càng đạt chất lượng cao hơn, đáp ứng đủ nhu cầu các thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Theo kế hoạch, giai đoạn 2024 - 2025, tỉnh Bến Tre phát triển ổn định diện tích dừa khoảng 79.000 ha. Tỉnh xây dựng vùng sản xuất tập trung dừa, gắn với phát triển chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất tuần hoàn và chế biến sâu các sản phẩm dừa.

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Bến Tre, trong thời gian qua, thực hiện chủ trương của tỉnh về việc xây dựng vùng sản xuất tập trung, gắn phát triển chuỗi giá trị sản phẩm trên dừa, nhiều doanh nghiệp đã tích cực tham gia xây dựng vùng nguyên liệu, tổ chức liên kết sản xuất. Qua đó đã phối hợp với người trồng dừa các địa phương hình thành các vùng sản xuất chứng nhận chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế. Việc này không chỉ giúp doanh nghiệp dừa bảo đảm nguồn nguyên liệu mà còn giúp người trồng dừa có thu nhập ổn định, thị trường ngày mở rộng, uy tín và thương hiệu dừa Bến Tre ngày càng được nâng cao.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Bến Tre Huỳnh Quang Đức cho biết, thời gian qua, nhận thức của người dân tham gia vào kinh tế hợp tác gắn với xây dựng chuỗi giá trị nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh ngày càng nâng lên. Tỉnh bước đầu hình thành vùng nguyên liệu, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Riêng chuỗi giá trị dừa, đến nay, tỉnh có 32 tổ hợp tác, 34 hợp tác xã tham gia vùng sản xuất gắn với chuỗi giá trị dừa với diện tích hơn 10.094 ha.

Hiện nay, ngành chức năng tỉnh tăng cường hỗ trợ người dân kỹ thuật chăm sóc vườn dừa trong mùa hạn mặn, giúp vườn dừa có ăng suất cao, chất lượng tốt. Đồng thời, kêu gọi nông dân tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã để kết nối với doanh nghiệp sản xuất, hình thành chuỗi giá trị cây dừa, giúp nông dân phát triển bền vũng hơn với cây dừa trong thời gian tới.

Giá sầu riêng liên tục giảm, xuất khẩu tiếp tục gặp khó

Những ngày gần đây, giá sầu riêng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tiếp tục giảm mạnh. Tình hình xuất khẩu tiếp tục gặp khó khiến các doanh nghiệp, thương lái và nhà vườn lao đao.

Theo ghi nhận, từ đầu tháng 4 đến nay, giá sầu riêng trên địa bàn liên tục giảm. Nhiều nhà vườn bán sầu riêng với giá thấp nên không có lời. Gia đình chị Nguyễn Thị Mỹ Linh (xã Tân Phong, huyện Cai Lậy) trồng hơn 1 ha sầu riêng Thái và Ri 6.

Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, gia đình chị đã thu hoạch 3 lần. Đợt rằm tháng Giêng, gia đình chị bán sầu riêng với giá 45.000 đồng/kg; cách nay 20 ngày, chị bán với giá 80.000 đồng/kg. Với giá này, gia đình chị có lãi rất ít.

Theo lãnh đạo UBND xã Tân Phong, những ngày qua, nhà vườn trên địa bàn xã thu hoạch sầu riêng không nhiều. Dù vậy, giá bán sầu riêng cũng rất rẻ. Theo đó, hiện sầu riêng Ri 6 mua tại vườn với giá trung bình khoảng 40.000 đồng/kg, sầu riêng Thái khoảng 60.000 đồng/kg.

Hiện nông dân trên địa bàn đang chuẩn bị bước vào vụ thuận, nhưng với giá như hiện tại thì người trồng sầu riêng sẽ khó khăn. Giá sầu riêng hiện đang rất bấp bênh.

Tiêu dùng trong tuần (14/4-20/4/2025): Bắp nếp, chanh dây, rau củ..., giá tăng mạnh

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Còn tại huyện Cái Bè, những ngày qua, nằm trong xu hướng chung, giá sầu riêng cũng liên tục giảm. Anh Huỳnh Thanh Nhã, một thương lái thu mua sầu riêng tại huyện Cái Bè cho biết, hiện giá sầu riêng đang giảm mạnh.

Theo đó, sầu riêng Ri 6 mua tại vườn hiện có giá từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, sầu riêng Monthong (Thái) có giá từ 60.000 - 65.000 đồng/kg. Hiện nay, nhiều vựa ngừng thu, chỉ còn vài kho thu sầu riêng Thái. Riêng sầu riêng Ri 6 còn tiêu thụ tại các chợ được nên tình hình tiêu thụ tương đối ổn hơn hàng Thái.

Anh Nhã cho biết thêm: “Hiện giá sầu riêng giảm từ 30.000 - 40.000 đồng/kg so với tháng trước. Tháng trước, sầu riêng Thái loại A đóng hàng tại kho có giá 120.000 - 125.000 đồng/kg, Ri 6 loại A có giá từ 80.000 - 85.000 đồng/kg. Hàng loại A có giá cao hơn loại B trung bình 20.000 đồng/kg.

Hiện tại, nguồn cung sầu riêng trên địa bàn không nhiều. Sầu riêng ở các tỉnh Đồng Tháp. TP Cần Thơ đang bắt đầu thu hoạch rộ. Riêng các tỉnh miền Đông thì đang chuẩn bị vào vụ. Do sầu riêng rớt giá nên những ngày gần đây, thương lái đề nghị nhà vườn . Nhà vườn thì bán không có lời do giá sầu riêng giảm liên tục.

Vựa sầu riêng thì bị trả hàng do nơi test Cadimi dừng hoạt động hoặc chỉ có vài nơi test Cadimi. Bây giờ kho đưa mẫu đi test Cadimi mới được thông quan. Nếu sầu riêng không đạt là bị tiêu hủy hoặc cho quay đầu trở về. Nói chung, tình hình xuất khẩu sầu riêng đang rất khó khăn. Bây giờ, các kho chờ bên phía Trung Quốc có động thái mới xem sao chứ tình hình tiêu thụ này là rất bất ổn”.

Theo một doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng tại huyện Cai Lậy, tình hình xuất khẩu sầu riêng đang rất khó khăn. Trước đây, doanh nghiệp chủ yếu thu mua và xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, trước những khó khăn trong xuất khẩu mà nguyên nhân chính là Trung Quốc siết chặt kiểm tra chất Cadimi nên doanh nghiệp đã tạm ngừng xuất sầu riêng sang thị trường này.

Hiện nguồn cung tại Tiền Giang không nhiều, việc thu gom hàng rất khó khăn. Chưa kể, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro nếu lô hàng bị nhiễm Cadimi. Do đó, thời gian gần đây, công ty đã chuyển hướng xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Đài Loan.

Thực tế cho thấy, thời gian gần đây, tình hình xuất khẩu sầu riêng của nước ta nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng sang thị trường Trung Quốc gặp nhiều khó khăn do “vướng” các hàng rào kỹ thuật. Trong đó, hai vấn đề khó khăn nhất là kiểm soát dư lượng chất Cadimi và chất Vàng O.

Theo ông Võ Tấn Lợi, Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Tiền Giang, để mua đầy một container khoảng 20 tấn, doanh nghiệp phải mua từ nhiều vườn, xét nghiệm không hết dễ vướng Cadimi nhất. Hiện ngành sầu riêng khó khăn rất nhiều. Doanh nghiệp đang khó khăn, không dám xuất nên nhiều công ty đóng cửa. Hiệp hội Sầu riêng đã có văn bản kiến nghị gửi UBND tỉnh để tháo gỡ khó khăn.

Tags:
5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Giá vàng ngày 21/4/2025: Thị trường chuẩn bị đón đợt sóng mới?
(Tieudung.vn) Giá vàng ngày 21/4/2025, vàng trong nước và thế giới có một tuần biến động với mức tăng...
 
Giá ngoại tệ ngày 21/4/2025: USD sẽ tiếp tục suy giảm trong tuần mới?
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ ngày 20/4/2025, những thay đổi nhanh chóng trong thông báo về thuế quan đã khiến...
 
Giá vàng giảm sâu, rủi ro tiềm ẩm
(Tieudung.vn) Sau nhiều phiên tăng mạnh, giá vàng trong nước 2 ngày cuối tuần (19 và 20/4) quay đầu...

Giá - Sản phẩm

iPhone 18 có thể đắt hơn so với các thế hệ trước
(Tieudung.vn) Một báo cáo mới tuyên bố, chi phí sản xuất bộ xử lý 2nm dự kiến ​​có...
 
Giá heo hơi ngày 21/4/2025: Tiếp tục tăng nhẹ tại miền Nam
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 21/4/2025, miền Nam tiếp tục tăng giá và giữ vững mốc cao còn miền...
 
Giá nông sản ngày 21/4/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục đi ngang
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 21/4/2025, cà phê đi ngang so với phiên giao dịch trước đó. Hiện giá...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.86765 sec| 951.078 kb