Chủ nhật , 06/07/2025, 14:11 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Một số doanh nghiệp ôtô có thể rút khỏi Việt Nam

Một số doanh nghiệp ôtô có thể rút khỏi Việt Nam
(Tieudung.vn) - Đó là nhận định của ông Takimoto Koji, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) ngày 14-2 trước thực tế công nghiệp hỗ trợ trong nước chưa phát triển, cộng với việc giảm thuế nhập khẩu...

doanh nghiệp ô tô rút khỏi thị trường
Phải quan tâm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam

Với sự giẫm chân tại chỗ của ngành công nghiệp hỗ trợ VN trong nhiều năm qua, ông Takimoto Koji nhận xét về xu hướng đầu tư của một số doanh nghiệp Nhật Bản ở VN thời gian tới có thể thay đổi, như các doanh nghiệp đang sản xuất xe hơi tại VN có thể rút khỏi VN chuyển sang các nước lân cận trong khu vực như Indonesia hay Thái Lan, Malaysia...

Theo ông Koji, tại VN, hiện có 4 doanh nghiệp sản xuất của Nhật đang đầu tư là Toyota, Mazda, Honda, Suzuki... và có dấu hiệu cho thấy một số doanh nghiệp trong ngành sản xuất xe hơi đang có tâm lý muốn nhập xe hơi từ các nước trong khu vực thay cho nhập khẩu linh kiện về lắp ráp, sản xuất tại VN vì lợi nhuận cao hơn.

Theo cam kết FTA của VN trong ASEAN, kể từ năm 2018 thuế nhập khẩu xe hơi từ khu vực này sẽ giảm mạnh. Hiện nay, quy mô thị trường sản xuất xe hơi của VN chỉ khoảng 250.000 chiếc/năm, khá nhỏ so với các nước trong khu vực như Thái Lan với 2 triệu xe/năm... Trong khi đó, thông thường, một dây chuyền sản xuất ô tô phải trên 200.000 chiếc/năm thì mới đảm bảo lợi nhuận.

“Ngành công nghiệp hỗ trợ được xem như là nền móng cho các ngành sản xuất xe hơi ở VN lại không có tiến triển gì, tỷ lệ nội địa hóa vẫn còn thấp. Để phát triển được ngành công nghiệp xe hơi thì làm sao phải bán được nhiều xe hơi, trong khi xe hơi ở VN đang phải gánh rất nhiều phí, khiến giá còn cao”, ông Koji nói thêm.

Về đầu tư chung, năm 2016 Nhật Bản đã đầu tư vào VN hơn 2,1 tỉ USD với số mới tăng kỷ lục 336 dự án mới, ông Koji cho rằng xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2017 dù số vốn đăng ký không tăng đột biến so với các năm trước. Trong đó, mảng dịch vụ, sản xuất hàng hóa gắn với lối sống… sẽ hấp dẫn các Nhật.

Theo ông Takimoto Koji, kết quả khảo sát sát về thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam vừa được Jetro thực hiện cho thấy, một trong những yếu tố rủi ro cho nhà đầu tư Nhật Bản là chi phí nhân công VN tăng nhanh. Tuy nhiên, xét ở một khía cạnh, điều này cũng có nghĩa thu nhập của người dân tăng, kéo theo sức mua thị trường nội địa tăng lên. Đây là vấn đề của chính phủ VN, làm sao vừa đảm bảo sức cạnh tranh vừa tăng quy mô kinh tế.

Tags:
4.7 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Áp lực tăng lãi suất huy động
(Tieudung.vn) Sau thời gian dài duy trì ở mức thấp kỷ lục, đà giảm lãi suất huy động chậm...
 
Giá ngoại tệ ngày 6/7/2025: USD còn chịu nhiều áp lực từ thuế quan và dự luật thuế mới
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ ngày 6/7/2025, USD đã thu hẹp đà tăng so với đồng EUR và đồng Yen...
 
Giá vàng ngày 6/7/2025: Vàng thế giới tiếp đà tăng
(Tieudung.vn) - Giá vàng ngày 6/7/2025, vàng thế giới tiếp đà tăng, trong khi thị trường trong nước bất động.

Giá - Sản phẩm

Giá heo hơi ngày 6/7/2025: Duy trì ổn định toàn quốc
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 6/7/2025, ổn định toàn quốc, trừ An Giang giảm nhẹ 1.000 đồng/kg. Mặt bằng...
 
Giá nông sản ngày 6/7/2025: Cà phê tiếp tục tăng nhẹ, hồ tiêu ổn định
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 6/7/2025, cà phê tiếp tục tăng giá, dao động trong khoảng 95.800 96.400...
 
Giá nông sản ngày 5/7/2025: Cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu tiếp tục giảm
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 5/7/2025, cà phê tăng 350 đồng/kg so với ngày hôm qua. Hồ tiêu tiếp...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.56971 sec| 831.742 kb