Vàng SJC ổn định quanh mức 77 triệu đồng/lượng
Sáng ngày 11/6, giá vàng trong nước tiếp tục duy trì ổn định ở mức 76,98 triệu đồng/lượng. Hiện tại, giá vàng SJC ở khu vực Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 74,98 triệu đồng/lượng mua vào và 76,98 triệu đồng/lượng bán ra. Vàng miếng thương hiệu DOJI tại khu vực Hà Nội đang mua vào mức 74,98 triệu đồng/lượng và bán ra mức 76,98 triệu đồng/lượng. Tại TP Hồ Chí Minh, vàng thương hiệu này đang mua và bán ra mức tương tự như ở khu vực Hà Nội.
Các ngân hàng Vietinbank, Vietcombank, Agribank và BIDV đang bán vàng miếng với giá 76,98 triệu đồng/lượng.
Sáng ngày 11/6, vàng trong nước chưa có sự thay đổi, vẫn đang ổn định quanh mức 77 triệu đồng/lượng. Ảnh minh hoạ
Giá vàng miếng thương hiệu PNJ đang neo mức 74,98 triệu đồng/ lượng và 76,98 triệu đồng/lượng.
Giá mua và giá bán vàng thương hiệu Bảo Tín Minh Châu và Phú Quý SJC đang lần lượt là 75,5 triệu đồng/lượng và 76,98 triệu đồng/lượng.
Tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng, giá vàng Mi Hồng thời điểm khảo sát niêm yết giá vàng SJC ở mức 75,50 – 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Còn tại Bảo Tín Mạnh Hải đang được giao dịch ở mức 75,80 – 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Giá vàng thế giới đảo chiều tăng nhẹ
Theo Kitco, giá vàng thế giới ghi nhận lúc 5 giờ hôm nay theo giờ Việt Nam giao ngay ở mức 2.311,31 USD/ounce. Giá vàng hôm nay chênh lệch 20,11 USD/ounce so với giá vàng ngày hôm qua. Quy đổi theo tỷ giá hiện hành tại Vietcombank, vàng thế giới có giá khoảng 69,932 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế, phí). Như vậy, giá vàng miếng của SJC vẫn đang cao hơn giá vàng quốc tế là 5,048 triệu đồng/lượng.
Biểu đồ biến động giá vàng trong 24 giờ qua được cung cấp bởi TradingView
Như vậy, giá vàng thế giới nhích nhẹ với vàng giao ngay tăng 5,8 USD lên 2.310,2 USD/ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.327,9 USD/ounce, tăng 2,9 USD so với rạng sáng qua.
Sau khi hứng chịu đợt bán tháo mạnh nhất trong gần 4 năm do dữ liệu việc làm của Mỹ mạnh hơn dự kiến, giá vàng thế giới giữ ổn định vào đầu tuần, trong khi các nhà đầu tư đang chờ đợi cuộc họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tuần này để rõ thêm về đường hướng chính sách của Ngân hàng Trung ương Mỹ trong tương lai.
Sự phục hồi tạm thời của vàng diễn ra bất chấp sự gia tăng của đồng Đô la và lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ, với trọng tâm của thị trường chuyển sang việc công bố báo cáo chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ vào thứ Tư, cùng ngày với quyết định chính sách của FED.
Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ dự kiến sẽ không thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với lãi suất chính sách của mình trong tuần này, nhưng trọng tâm sẽ là các dự báo kinh tế cập nhật của các nhà hoạch định chính sách và cuộc họp báo của Chủ tịch FED Jerome Powell sau khi kết thúc cuộc họp kéo dài hai ngày.
Lãi suất cao hơn làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng thỏi không sinh lãi.
Giá vàng thế giới vẫn tăng trong bối cảnh dự báo thị trường kim loại quý sắp đón tín hiệu xấu. Ảnh minh hoạ
Chuyên gia phân tích thị trường cấp cao khu vực Châu Á-Thái Bình Dương Kelvin Wong của OANDA cho rằng, nếu biểu đồ dấu chấm hay dự báo lãi suất của Ngân hàng Trung ương Mỹ cho thấy khả năng trì hoãn việc cắt giảm lãi suất, thị trường vàng có thể sẽ chứng kiến một đợt bán tháo mạnh nữa, đẩy giá xuống sâu hơn.
Tại thị trường kim loại khác, bạc giao ngay tăng 1,9% lên 29,72 USD/ounce và bạch kim tăng 0,8% ở mức 973,60 USD, trong khi palađi giảm khoảng 0,9% xuống 904,25 USD.
Dựa trên các báo cáo gần đây của Mỹ, các chuyên gia phân tích thị trường dự báo, nhiều khả năng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 11.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sau khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cắt giảm 25 điểm phần trăm lãi suất vào tuần trước, thúc đẩy kỳ vọng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9 thay vì tháng 11. Do đó, nhiều chuyên gia dự đoán giá vàng sẽ có chu kỳ tăng giá mới.
Trong khi đó, một số dự báo khác cho rằng, Trung Quốc ngừng nhập khẩu vàng chỉ là một cú sốc tạm thời cho thị trường vàng. Còn về dài hạn giá vàng đang được hỗ trợ mạnh bởi các đợt cắt giảm lãi suất từ Fed.