Giá nông sản ngày 7/8: Cà phê cao nhất đạt 44.900 đồng/kg
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 44.400 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 44.300 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 44.900 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 44.800 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 44.800 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 44.700 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê lần lượt đạt mức 44.800 đồng/kg, 44.700 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 44.800 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 44.300 - 44.900 đồng/kg. Tính chung tuần qua, giá cà phê trong nước tăng 500 đồng/kg.
Ảnh minh họa. Ảnh: Đàm Hậu
Trên thị trường thế giới, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2022 ở mức 2.043 USD/tấn, giao tháng 11/2022 ở mức 2.0421 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2022 ở mức 209,45 cent/lb, giao tháng 12/2022 ở mức 206,4 cent/lb.
Tổng kết tuần, giá cà phê Robusta giao tháng 9/2022 tăng 13 USD/tấn; giá cà phê Arabica giao tháng 9/2022 giảm 7,75 cent/lb. Cùng đà tăng của thị trường London, giá cà phê trong nước thêm 500 đồng/kg trong tuần này, có lúc cán mốc 45.000 đồng/kg
Giá nông sản ngày 7/8: Tiêu cao nhất đạt 74.000 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 72.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 74.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 73.500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay ở mức 71.500 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng 71.500 - 74.000 đồng/kg. Tuần qua, giá tiêu tại nhiều địa phương tăng 1.000 đồng/kg.
Thị trường hồ tiêu toàn cầu đang khá trầm lắng do người mua và người bán vẫn tỏ ra thận trọng trong một thị trường bị chi phối bởi sự bất ổn kinh tế và lạm phát.
Động lực để giá hồ tiêu cuối năm nay ở mức cao hơn năm ngoái đang dần bị triệt tiêu. Thông thường giá cả chủ yếu phụ thuộc vào cung - cầu, năm nay nhu cầu giảm là yếu tố chính dẫn đến sự đi xuống của giá cả.
Đặc biệt là tại khu vực châu Á khi nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm đáng kể, trong khi nguồn cung vụ mùa mới từ Brazil và Indonesia đang tiếp tục bổ sung vào thị trường.
Theo các chuyên gia, cuộc xung đột kéo dài giữa Nga - Ukraine đang gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng và lương thực.
Trong khi đó, những lo ngại về làn sóng Covid-19 mới trên toàn cầu cũng như chính sách kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt tại Trung Quốc góp phần vào sự không chắc chắn của thị trường hồ tiêu.
Điều này dự kiến sẽ không thay đổi trong ngắn hạn. Lạm phát tăng đang đẩy lãi suất lên cao khiến người mua càng phải thận trọng hơn. Nhà chế biến gia vị của Mỹ McCormick báo cáo rằng, lạm phát toàn cầu đã bắt đầu ảnh hưởng đến tiêu thụ gia vị.
Lợi nhuận gộp của công ty giảm 15% so với cùng kỳ xuống còn 523 triệu USD trong quý II năm 2022. Phân khúc người tiêu dùng tác động đến sụt giảm này là châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương.