Giá nông sản ngày 31/7: Cà phê cao nhất 44.400 đồng/kg
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 43.900 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 43.800 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 44.400 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 44.300 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 44.300 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 44.200 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê lần lượt đạt mức 44.300 đồng/kg, 44.200 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 44.300 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 43.800 - 44.400 đồng/kg. Tính chung quần qua, giá cà phê trong nước đồng loạt tăng mạnh 1.800 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2022 ở mức 2.030 USD/tấn, giao tháng 11/2022 ở mức 2.028 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2022 ở mức 217,2 cent/lb, giao tháng 12/2022 ở mức 213,8 cent/lb.
Tổng kết tuần này, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2022 tăng 47 USD/tấn, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2022 tăng 1,35 cent/lb. Cùng đà tăng của 2 sàn kỳ hạn, giá cà phê trong nước tăng 1.800 đồng/kg trong tuần này. Kết thúc tuần, Robusta trên sàn London lên cao nhất tháng 7/2022.
Ảnh minh họa. Ảnh: Lương Vinh
Giá nông sản ngày 31/7: Tiêu cao nhất 74.000 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 71.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 74.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 72.500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay ở mức 70.500 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng 70.500 - 74.000 đồng/kg. Tuần qua, giá tiêu tăng 1.500 - 2.000 đồng/kg.
Thương mại hồ tiêu toàn cầu trong nửa đầu năm nay ghi nhận sự sụt giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Khối lượng xuất khẩu của các nhà cung cấp hàng đầu như Việt Nam, Brazil, Indonesia giảm lần lượt là 19,7%, 17% và 16%.
Nhu cầu hồ tiêu tại Trung Quốc, một trong những nước nhập khẩu lớn nhất thế giới, giảm do chính sách Zero COVID và những biến động xung quanh cuộc xung đột tại Ukraine là những nguyên nhân chính khiến thị trường trở lên kém sôi động trong thời gian qua.
Do đang vào vụ thu hoạch nên xuất khẩu tiêu của Brazil đã tăng mạnh 57,2% trong tháng 6 so với tháng trước, đạt 7.496 tấn, theo số liệu của Trung tâm Thống kê Ngoại thương Nhà nước Brazil (Comex Stat).
Tuy nhiên, lũy kế 6 tháng đầu năm xuất khẩu tiêu của Brazil chỉ đạt 39.922 tấn, giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức thấp nhất trong 4 năm qua.
Nhưng giá trị thu về từ xuất khẩu tiêu vẫn tăng mạnh 20,9%, lên 160 triệu USD. Lý do chính là bởi giá xuất khẩu tiêu của Brazil đã tăng khoảng 45% so với cùng kỳ, đạt trung bình 4.018 USD/tấn.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu tiêu của Brazil trong nửa đầu năm nay có nhiều biến động. Các thị trường tiêu thụ lớn trong năm ngoái như UAE, Mỹ, Ai Cập, EU (Đức, Hà Lan, Pháp, Italia,…) đều giảm nhập khẩu tiêu Brazil.