Giá nông sản ngày 6/8: Cà phê cao nhất đạt 44.900 đồng/kg
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 44.400 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 44.300 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 44.900 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 44.800 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 44.800 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 44.700 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê lần lượt đạt mức 44.800 đồng/kg, 44.700 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 44.800 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 44.300 - 44.900 đồng/kg.
Ảnh minh họa. Ảnh: Lương Vinh
Trên thị trường thế giới, giá cà phê quay đầu đi xuống. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 9/2022 được ghi nhận tại mức 2.043 USD/tấn sau khi giảm 0,1% (tương đương 2 USD). Giá cà phê arabica giao tháng 9/2022 tại New York đạt mức 209,45 US cent/pound, giảm 4,49% (tương đương 9,85 US cent).
Theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu khiến tình trạng lạm phát tăng cao, nhu cầu tiêu thụ suy yếu và giá cà phê ở mức thấp.
Nếu xung đột vũ trang Nga và Ukraine chưa sớm chấm dứt, giá cà phê sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong các tháng còn lại của quý III/2022.
Theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam, sản lượng cà phê năm 2022 thấp hơn năm 2021 do năng suất thấp.
Sản lượng cà phê niên vụ 2021-2022 đạt 1,5 triệu tấn (hơn 95% sản lượng là cà phê robusta), thấp hơn so với 1,62 triệu tấn trong niên vụ 2020-2021.
Trong quý II/2022, giá cà phê robusta tại thị trường nội địa mặc dù có sự biến động mạnh, song có xu hướng tăng dần duy trì vào cuối tháng.
Trong quý II/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đối mặt với khó khăn do căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu và chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong quý II/2022 đạt xấp xỉ 437,2 nghìn tấn, trị giá trên 1 tỷ USD, giảm 14,9% về lượng và giảm 14,1% so với quý 1/2022, nhưng so với quý II/2021 tăng 12% về lượng và tăng 35,6% về trị giá.
Trong quý III/2022, Việt Nam vẫn còn khoảng 500 nghìn tấn cà phê để xuất khẩu. Dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều khó khăn.
Ước tính, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 7/2022 đạt 125 nghìn tấn, trị giá 284 triệu USD, giảm 9,0% về lượng và giảm 9,9% về trị giá so với tháng 6/2022. Giá xuất khẩu bình quân cà phê tháng 7/2022 ước đạt mức 2.272 USD/tấn, giảm 1,0% so với tháng 6/2022.
Giá nông sản ngày 6/8: Tiêu giảm nhẹ
Cụ thể, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay giảm 500 đồng/kg xuống mức 74.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 72.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 73.500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay ở mức 71.500 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng 71.500 - 74.000 đồng/kg.
Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc, nhập khẩu hồ tiêu của Hàn Quốc trong 6 tháng đầu năm nay đạt 4.713 tấn, tăng mạnh 34% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, 90% lượng hồ tiêu được nhập khẩu từ Việt Nam với 4.206 tấn, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Hiện, ngành hồ tiêu Việt Nam chiếm vị trí nhà cung cấp số một và quan trọng tại thị trường Hàn Quốc.
Triển vọng xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang Hàn Quốc khả quan do nhu cầu tiêu thụ của thị trường này tương đối ổn định trong thời gian tới.
Trong khi đó, để giảm bớt tác động tiêu cực của tình trạng lạm phát tăng cao, đã có 26 mặt hàng công nghiệp và thực phẩm được Hàn Quốc áp dụng thuế quan nhập khẩu bằng 0 khẩn cấp từ đầu năm đến nay.
Việc Hàn Quốc cắt giảm thuế và thúc đẩy nhập khẩu lương thực, thực phẩm được cho là yếu tố tích cực tác động đến triển vọng nhu cầu tiêu dùng hồ tiêu của nước này trong thời gian tới.