Giá cà phê giảm mạnh
Giá cà phê hôm nay 4/9 trong khoảng 121.000 - 122.100 đồng/kg, giá cà phê đột ngột giảm mạnh 4.000 đồng/kg ở một số tỉnh so với hôm qua.
Cụ thể, tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 117.000 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 117,900 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 117.800 đồng/kg.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 118,100 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 118.000 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 117.800 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 117.700 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 117.800 đồng/kg.
Thị trường cà phê trong nước ổn định so với cùng thời điểm hôm qua.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2024 tăng 64 USD/tấn, ở mức 4,764 USD/tấn, giao tháng 11/2024 tăng 76 USD/tấn, ở mức 4,565 USD/tấn.
Giá cà phê Arabica giao tháng 9/2024 giảm 2,30 cent/lb, ở mức 241,75 cent/lb, giao tháng 12/2024 giảm 2,25 cent/lb, ở mức 239,85 cent/lb.
Giá cà phê gần đây giảm mạnh sau khi liên tục tăng trong tháng 8 và đạt đỉnh lịch sử. Sự giảm giá này được xem là do các nhà đầu tư chốt lời, dẫn đến việc bán ra và làm hạ nhiệt thị trường.
Mặc dù vậy, nguồn cung cà phê vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu, và việc EU sẽ áp dụng quy định chống phá rừng của liên minh châu Âu – EU (EUDR) từ đầu năm sau khiến cho nhu cầu nhập khẩu cà phê hiện tăng cao. Điều này báo hiệu rằng giá cà phê có khả năng sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Việt Nam tuân thủ nghiêm ngặt EUDR, có cơ hội lớn để mở rộng thị trường cà phê, đặc biệt là tại EU. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ cà phê ở các nước châu Á cũng đang có xu hướng tăng mạnh, mở ra hướng đi mới cho ngành cà phê Việt Nam.
Giá tiêu tăng mạnh
Giá tiêu hôm nay ngày 4/9/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ tại các vùng trọng điểm tăng mạnh 1.500 - 2.000 đồng/kg so với ngày hôm qua, giao dịch quanh mốc 151.500 -152.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại các tỉnh Đắk Lắk, Bình Phước, Đắk Nông là 152.000 đồng/kg.
Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua lên mức 152.000 đồng/kg tăng 2.000 đồng/kg với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua lên mức 151.500 đồng/kg tăng 1.500 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay giữ ở mức 152.000 đồng/kg tăng 2.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay tăng 1.500 - 2.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Cụ thể, tại Bình Phước giá tiêu hôm nay lên mức 152.000 đồng/kg tăng 2.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Tại Bà Rịa – Vũng Tàu lên mức 151.500 đồng/kg tăng 2.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Như vậy, giá tiêu hôm nay tăng 4 ngày liên tiếp ở tại các vùng trọng điểm so với ngày hôm qua, dao động ở vùng giá 151.500 – 152.000 đồng/kg, khu vực trồng hồ tiêu tại Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước chạm đỉnh là 152.000 đồng/kg..
Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), kết thúc phiên giao dịch gần nhất, IPC niêm yết giá tiêu đen Lampung của Indonesia xuống mức đạt 7.488USD/tấn, giảm 0,13%, giá tiêu trắng Muntok xuống mức 8.817 USD/tấn, giảm 0,14%.
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil duy trì ổn định giữ ở mức 7.000 USD/tấn. Giá tiêu đen ASTA của Malaysia tiếp tục đứng vững ở mức 8.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA của nước này đạt 10.400 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 6.100 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l mức 6.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 8.800 USD/tấn.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), nguồn cung hồ tiêu toàn cầu được bổ sung khi Indonesia bước vào vụ thu hoạch mới, bắt đầu từ tháng 7. Tuy nhiên, Brazil, quốc gia sản xuất hạt tiêu đen lớn thứ hai thế giới, đang đối mặt với tình trạng mất mùa liên tục do hạn hán.
Theo nhận định của giới chuyên gia, dấu hiệu thiếu hụt nguồn cung so với nhu cầu sẽ tiếp tục được ghi nhận trên thị trường trong thời gian tới. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển hàng hóa tăng nhanh và tắc nghẽn cảng ở châu Á cũng tác động đến giá cả ở các thị trường nhập khẩu, và có thể gây ra sự chậm trễ vận chuyển, khiến giá tăng trong trung và dài hạn.