Giá nông sản ngày 21/7: Cà phê quay đầu giảm 1.200 đồng/kg
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 64.900 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 64.800 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 65.500 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 65.400 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 65.300 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 65.200 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê lần lượt đạt mức 65.700 đồng/kg, 65.600 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 65.300 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 64.800 - 65.700 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2023 giảm 68 USD/tấn ở mức 2.536 USD/tấn, giao tháng 11/2023 giảm 46 USD/tấn, ở mức 2.392 USD/tấn.
Trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2023 tăng 2,55 cent/lb, ở mức 158,05 cent/lb, giao tháng 12/2023 tăng 2,45 cent/lb, ở mức 158,3 cent/lb.
Ảnh minh họa. Ảnh: Hoàng Oanh
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cà phê trong nửa đầu tháng 7 chỉ đạt 31.607 tấn (khoảng 526.783 bao), đưa xuất khẩu cà phê 6,5 tháng đầu năm lên đạt tổng cộng 1.037.866 tấn, giảm 3,64% so với cùng kỳ năm trước.
Suy đoán về tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA) dự báo từ nay đến cuối năm, xuất khẩu cà phê vẫn thuận lợi khi nhu cầu tăng trong khi nguồn hàng không được cải thiện. Dự báo sản lượng cà phê năm nay giảm đến 10%-15%/năm do thời tiết không thuận lợi. Ngoài ra, tình hình lạm phát thời gian qua làm cho giá nguyên, nhiên vật liệu đều tăng, nhất là giá vật tư nông nghiệp tăng từ 2 - 3 lần làm giá thành sản xuất, chế biến cà phê tăng cao dẫn đến giá bán tăng.
Hiện nay các doanh nghiệp cà phê Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu mỗi năm 1,6 - 1,7 triệu tấn cà phê. EU là thị trường nhập khẩu lớn nhất của cà phê Việt Nam, chiếm 45% tổng lượng cà phê xuất khẩu.
Việc EU thông qua các quy định về phòng chống phá rừng, suy thoái rừng chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tương lai. Do đó, lưu ý không trồng trên diện tích đất có rủi ro về nguồn gốc phá rừng vì sẽ ảnh hưởng xấu đến việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tương lai.
Trong niên vụ 2021-2022, Việt Nam chủ yếu vẫn xuất khẩu cà phê Robusta với 1,5 triệu tấn, kim ngạch 2,97 tỉ USD; cà phê nhân Arabica chỉ xuất 60.000 tấn, kim ngạch 260 triệu USD; cà phê nhân đã khử caffeine 26.000 tấn, kim ngạch 76,9 triệu USD.
Giá nông sản ngày 21/7: Hồ tiêu cao nhất đạt 70.500 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 68.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 70.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 69.500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay ở mức 67.000 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng 67.000 - 70.500 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.736 USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 3.050 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok 6.467 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.500 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550 g/l mức 3.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 5.000 USD/tấn.
Giá hạt tiêu Ấn Độ có xu hướng tăng tại các tỉnh trọng điểm tại thị trường trong nước trước mùa lễ hội sắp tới. Có thể thấy, nhu cầu đối với hạt tiêu đen đang tăng lên dẫn đến việc giá tăng cao hơn.
Theo đó, giá tiêu tại thị trường cảng Kochi hiện đang dao động trong khoảng 490-500 rupee/kg.
Song song đó, các loại hồ tiêu sẫm và đậm hơn từ thị trường Wayanad và Kodagu đang có giá cao hơn khoảng 520-525 rupee/kg. Hiện tại, các đại lý đang giữ lại hàng hóa với dự đoán giá sẽ tăng thêm.
Ngoài ra, việc mùa xoài bắt đầu muộn cũng làm tăng nhu cầu hạt tiêu từ ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm muối chua.
Tuy nhiên, việc nhập khẩu bất hợp pháp hạt tiêu Brazil vào thị trường nội địa, cùng với những lo ngại về nhiễm khuẩn Salmonella đang tạo ra một mối đe dọa cho thị trường hồ tiêu tại Ấn Độ.
Bên cạnh đó, hạt tiêu xuất xưởng từ các kho của sàn giao dịch National Commodity and Derivatives Exchange (NCDEX), vốn đã bị giữ lại do vấn đề tranh chấp pháp lý, hiện đang được bán trực tiếp cho các đại lý trên thị trường sơ cấp.
Hơn nữa, những cơn mưa không ngớt ở Kerala đã làm dấy lên mối lo ngại trong cộng đồng nông dân trồng tiêu vì tình hình thời tiết này có thể làm hỏng dây leo hồ tiêu và có khả năng ảnh hưởng đến vụ mùa năm nay dự kiến sẽ được thu hoạch vào tháng 12. Trước đó, sản lượng hồ tiêu được ghi nhận ở mức 65.000 tấn vào năm ngoái.