Giá nông sản ngày 1/6: Cà phê cao nhất 42.100 đồng/kg
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 41.500 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 41.400 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 42.100 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 42.000 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 42.000 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 41.900 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê được thu mua với mức tương ứng 42.000 đồng/kg, 41.900 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 42.000 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 41.400 - 42.100 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê tiếp tục đi lên. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 7/2022 được ghi nhận tại mức 2.106 USD/tấn sau khi tăng 0,05% (tương đương 1 USD). Giá cà phê arabica giao tháng 7/2022 tại New York đạt mức 231,25 US cent/pound, tăng 1,2% (tương đương 2,75 US cent).
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Cà phê châu Phi G25 vào thứ Sáu tuần trước (27/5), các chuyên gia đã nêu ra những lo ngại về thực trạng tiêu thụ cà phê ở châu Phi khá yếu ớt, mặc dù đây là lục địa đông dân thứ hai thế giới.
Theo đó, châu lục này sản xuất khoảng 12% lượng cà phê toàn cầu, nhưng chỉ có 30% dân số tiêu thụ sản phẩm này. Do vậy, các bên liên quan cho rằng đã đến lúc châu Phi cần tăng cường đoàn kết khu vực và tạo ra một môi trường sôi động để thúc đẩy tiêu thụ cà phê.
Ông Benson Apuoyo, Phó Giám đốc Cơ quan Nông nghiệp và Lương thực (AFA) ở Kenya lưu ý rằng, tiêu thụ cà phê toàn cầu tiếp tục tăng do nhu cầu được cải thiện nhưng tiếc là không có chỗ cho sự tăng trưởng ở châu Phi.
Trong hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Nairobi vào ngày 27/5, ông đã bày tỏ rằng: “Điều quan trọng là phải đẩy nhanh tiêu thụ cà phê trong nước tại các thị trường chưa được khai thác ở châu Phi vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung”.
Cũng theo ông Apuoyo, 95% cà phê Kenya được xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Hiện tại, quốc gia Đông Phi này đã bắt đầu thúc đẩy tiêu dùng bằng cách mở các tiệm cà phê tại hai trường đại học trong nước.
Song song đó, AFA cũng đang đàm phán với 5 trường đại học khác để thúc đẩy các tổ chức khác tham gia. Cho đến thời điểm hiện tại, cả nước đã có 506 quán cà phê đang hoạt động và dự tính con số này sẽ ngày càng gia tăng.
Ảnh minh họa. Ảnh: Kim Thành
Giá nông sản ngày 1/6: Tiêu tăng 500 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 72.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 74.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 73.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay ở mức 71.000 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng từ 71.000 - 74.000 đồng/kg.
Mấy ngày gần đây, thông tin cảng Thượng Hải hoạt động ầm uất trở lại, các cửa khẩu giáp bên giới thông quan đã thổi "luồng gió mới" với hàng hóa xuất khẩu nói chung, hồ tiêu nói riêng.
Sáng 30/5, tỉnh Quảng Ninh chính thức thông quan trở lại với Đông Hưng, Trung Quốc sau hơn 3 tháng tạm dừng. Thời gian thông quan mỗi ngày từ 9-17h (giờ Bắc Kinh); tức 8-16h (giờ Hà Nội).
Ngay trong buổi sáng thông quan trở lại, đã có 30 xe hàng hóa, gồm: Hàng tạp và vải may mặc nhập khẩu từ phía Trung Quốc về Việt Nam và 30 xe không, lưu bãi tại cảng Thành Đạt thông quan qua lối mở cầu phao tạm Km 3+4 Hải Yên.
Trước đó, nhiều chuyên gia đã nhận định, giá hồ tiêu tăng trở lại hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào nhu cầu thu mua của thị trường Trung Quốc. Việc thị trường Trung Quốc giảm mua là một trong những nguyên nhân khiến giá tiêu trong nước giảm thời gian qua.
Mỗi năm nước này nhập khẩu của Việt Nam khoảng 40.000 - 50.000 tấn tiêu. Tuy nhiên, chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc đã khiến cho các hoạt động xuất khẩu tiêu qua đường cửa khẩu chậm và khó khăn, sản lượng xuất khẩu giảm đáng kể.
Lượng hồ tiêu xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ đạt 209 tấn trong tháng 4/2022. Đây là lượng nhập khẩu hồ tiêu ít nhất trong vòng 4 năm trở lại đây. Điều này khiến tổng lượng tổng lượng xuất khẩu sang thị trường này 4 tháng chỉ khoảng 2.347 tấn, giảm 87,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhìn vào các con số trên, khi nhu cầu từ thị trường này không giảm nhiều thì các tháng cuối năm xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang Trung Quốc sẽ phải ở mức trên 40.000 tấn. Đây sẽ là động lực cho giá tiêu tăng mạnh trong trung hạn.
Trong tháng 4/2022, lượng hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam sang nhiều thị trường chính giảm so với tháng 4/2021, ngoại trừ Ấn Độ, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Hà Lan, Hàn Quốc, Thái Lan.
Theo đó, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang Ấn Độ tăng tới 152,3% về lượng và tăng 219,9% về trị giá; theo sau là Hàn Quốc tăng 64,4% về lượng và tăng 91,7% về trị giá.