Cập nhật giá nông sản hôm nay (19/5), giá cà phê hôm nay tăng từ 100-200 đồng/kg, trong khi giá hồ tiêu hôm nay lại giảm 1.000 đồng/kg so vơi hôm qua.
Giá cà phê hôm nay (19/5) tiếp tục tăng
Theo khảo sát giá cà phê nguyên liệu tại Tây Nguyên hôm nay (18/5) tiếp tục tăng từ 100-200 đồng/kg so với hôm qua.
Giá cà phê hôm nay (19/5) tiếp tục tăng.
Cụ thể, giá cà phê hôm nay tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) tăng 200 đồng/kg lên 35.800 đồng/kg. Tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê cũng tăng nhẹ 100 đồng/kg lên 35.600 đồng/kg. Tương tự tại Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay tăng 100 đồng/kg lên mức 35.700 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại tỉnh ĐắkLắk ghi nhận tăng 200 đồng/kg lên dao động trong khoảng từ 36.300-36.400 đồng/kg so với hôm qua.
Còn giá cà phê tại tỉnh Gia Lai ghi nhận tăng 200 đồng/kg lên mức 36.600 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông giá cà phê hôm nay cũng tăng 200 đồng/kg lên 36.200 đồng/kg.
Toàn miền có duy nhất tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay không có biến động vẫn ở mức 36.300 đồng/kg so với hôm qua.
Như vậy, giá cà phê toàn khu vực đang dao động trong khoảng từ 35.600-36.600 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay (19/5) ít biến động
Theo ghi nhận từ thị trường, giá hồ tiêu hôm nay (19/5) ít biến động so với hôm qua.
Cụ thể, giá hồ tiêu hôm nay tại tỉnh Bình Phước báo giảm 1.000 đồng/kg xuống mức 58.000 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đồng Nai giá hồ tiêu hôm nay cũng ghi nhận giảm 1.000 đồng/kg xuống 57.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay (19/5) ít biến động.
Các địa phương còn lại giá hồ tiêu hôm nay không thay đổi so với hôm qua. Theo đó, tại tỉnh như ĐắkLắk, Đắk Nông giá hồ tiêu hôm nay vẫn đang ở mức 58.000 đồng/kg.
Giá hồ tiêu hôm nay tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu dao động ở mức 59.000 đồng/kg.
Còn tại Gia Lai giá hồ tiêu hôm nay dao động ở mức thấp 57.000 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền vẫn được thu mua trong khoảng 57.000 - 59.000 đồng/kg.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hồ tiêu Việt Nam trên thị trường thế giới, chính người nông dân phải tuân thủ quy trình sản xuất chặt chẽ giống như Brazil. Theo ông Hoàng Phước Bính - Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), với thực tế hiện nay, chỉ những hộ trồng tiêu phát sinh ngoài quy hoạch mới chịu áp lực nặng nề.
Bởi những hộ này sản xuất theo phong trào giá cao, diện tích lại nhỏ lẻ và không nắm vững quy trình sản xuất tiêu, không nắm được quy luật điều tiết của thị trường tiêu trong thời gian dài, họ sẽ từ bỏ và tự chuyển đổi sản xuất.
Những hộ sản xuất tiêu lâu năm cũng giảm dần việc chăm sóc, tưới, bón. Vô hình chung, vườn tiêu sẽ được thanh lọc, trở thành sản phẩm tiêu hữu cơ, tiêu sạch như thị trường yêu cầu. Cho dù năng suất thấp, họ vẫn có lợi nhuận và duy trì vườn tiêu.