Giá heo hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Bắc Giang giá heo hơi ở mức cao nhất toàn miền 58.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Ninh Bình, Tuyên Quang, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định giá heo hơi được thu mua với mức 57.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Hà Nội giá heo hơi đạt mức 56.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 56.000 - 58.000 đồng/kg.
Giá heo hơi ngày 30/10/2022: Giảm 1.000 - 5.000 đồng/kg. Ảnh: Công Thắng
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Huế, Khánh Hòa giá heo hơi ở mức 58.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Thanh Hóa, Quảng Trị, Bình Định, Lâm Đồng, Bình Thuận giá heo hơi đạt mức 56.000 - 57.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Thuận giá heo hơi đạt mức 55.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đắk Lắk giá heo hơi được thu mua với mức thấp nhất toàn miền 53.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 53.000 - 58.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại tỉnh Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, An Giang, Bà Rịa Vũng Tàu giá heo hơi đạt mức 57.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Long An, Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu giá heo hơi ở mức 54.000 - 56.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang giá heo hơi được thu mua với mức 51.000 đồng/kg và 53.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 51.000 - 57.000 đồng/kg.
Nuôi heo thua lỗ, doanh nghiệp vẫn đầu tư mạnh
Xu hướng giảm giá hiện nay khiến nhiều nhà chăn nuôi lo lắng giá heo có thể tiếp tục giảm xuống dưới giá thành. Nguyên nhân giá heo giảm là do thời gian gần đây việc tái đàn khá phổ biến khiến cho lượng cung lớn hơn cầu. Trong khi đó, sức tiêu thụ thịt heo tại các kênh bán lẻ đều chậm.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Trí Công - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, nhận định: Thị trường Trung Quốc hiện đang xả kho dự trữ để bình ổn giá trước kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, ảnh hưởng một phần đến giá heo trong nước. Ở thị trường nội địa sức mua thịt heo đang giảm sút vì người tiêu dùng bị giảm thu nhập, thắt chặt chi tiêu. Các bếp ăn tập thể cũng giảm tiêu thụ vì công nhân bị cắt giờ làm. Trong khi đó nguồn cung thịt heo vẫn như cũ, thậm chí người dân còn tranh nhau bán, ào ào đưa ra thị trường nên dẫn đến giảm giá.
Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) thông tin, hiện nay chăn nuôi heo chiếm trên 60% giá trị ngành chăn nuôi. Việt Nam là quốc gia chăn nuôi và tiêu thụ thịt heo lớn thứ hai châu Á, sau Trung Quốc.
Đến nay, tổng đàn heo cả nước có khoảng 28 triệu con, tăng 8,8% so với cùng thời điểm năm 2021; sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng 9 tháng ước đạt 3.232,7 nghìn tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước.
Đặc biệt, đến nay, ngành chăn nuôi heo tại Việt Nam đang chuyển dịch từ chăn nuôi quy mô nhỏ sang chăn nuôi hộ quy mô lớn, tập trung, hình thành các chuỗi giá trị chăn nuôi. Năm 2011, cả nước có khoảng 4,13 triệu nông hộ chăn nuôi heo, đến nay cả nước chỉ còn dưới 2 triệu nông hộ chăn nuôi heo.
Các doanh nghiệp chăn nuôi heo trong nước (tiêu biểu như Tân Long, Dabaco, Masan, Trường Hải, Hòa Phát…) và nước ngoài (C.P, Japfa comfeed, Newhope, CJ, Emivest, Cargill…) đang xây dựng và từng bước hình thành hệ thống trang trại liên kết chuỗi, kiểm soát dịch bệnh, đạt giá trị kinh tế cao...
Nguồn cung cao, trong khi xuất khẩu gặp khó khăn khiến giá heo giảm liên tục. Đón làn sóng tiêu dùng trong nước, các doanh nghiệp tập trung đầu tư theo hướng nuôi heo an toàn. Tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên để giảm chi phí. Mặt khác, việc đa dạng hóa sản phẩm thịt heo cùng với đẩy mạnh truyền thông đã giúp doanh nghiệp tạo được ưu thế trên thị trường thịt heo.