Giá heo hơi miền Bắc
Tại miền Bắc, giá heo hơi không ghi nhận biến động mới trong hôm nay. Giá thu mua tiếp tục ổn định so với ngày trước đó, dao động trong khoảng 68.000 – 69.000 đồng/kg.
Cụ thể, heo hơi tại Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội và Tuyên Quang đang được thương lái thu mua với giá 69.000 đồng/kg.
Trong khi đó, mức giá 68.000 đồng/kg được ghi nhận tại các địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Giá heo hơi miền Trung - Tây Nguyên
Tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, giá heo hơi hôm nay giảm từ 1.000đồng/kg đến 2.000 đồng/kg tại một số địa phương, hiện được thu mua ở mức 66.000 - 70.000 đồng/kg.
Cụ thể, các địa phương Quảng Trị, Huế, Ninh Thuận cùng giảm 1.000 đồng/kg, đưa giá thu mua lần lượt xuống 67.000 đồng/kg (Quảng Trị, Huế) và 69.000 đồng/kg (Ninh Thuận). Trong khi giá heo tại Bình Thuận giảm tới 2.000 đồng/kg, hiện được giao dịch ở mức 69.000 đồng/kg.
Trong khi đó, các địa phương còn lại như Thanh Hóa, Nghệ An cùng giữ mức 69.000 đồng/kg; Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi tiếp tục thu mua heo hơi ở mức 68.000 đồng/kg.
Heo hơi tại Quảng Nam, Khánh Hòa, Đắk Lắk vẫn được thương lái thu mua ở mức 67.000 đồng/kg. Bình Định là địa phương có giá thấp nhất khu vực với 66.000 đồng/kg.
Riêng Lâm Đồng duy trì ở mức cao nhất khu vực là 70.000 đồng/kg.
Giá heo hơi miền Nam
Giá heo hơi tại miền Nam tiếp tục xu hướng đi xuống tại nhiều địa phương với mức giảm phổ biến là 1.000 đồng/kg, hiện dao động trong khoảng 69.000 – 71.000 đồng/kg.
Giá heo tại Bình Phước, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Cần Thơ và Cà Mau đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg, đưa giá thu mua về mức 70.000 đồng/kg.
Trong khi đó, giá heo tại Bình Phước vẫn giữ mức cao nhất khu vực là 71.000 đồng.
Heo hơi tại các tỉnh Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh và Sóc Trăng vẫn giữ nguyên mức giá 70.000 đồng/kg.
Bến Tre là địa phương có giá thấp nhất khu vực, hiện giao dịch ở mức 69.000 đồng/kg.
Nhiều thương lái cho biết sức mua yếu trong hệ thống chợ đầu mối và tiêu thụ tại các khu công nghiệp sụt giảm là nguyên nhân chính khiến giá chưa thể phục hồi. Việc tồn kho kéo dài càng gây áp lực lên nông hộ trong khâu xuất chuồng.
Theo báo Nông nghiệp Môi trường, Hải Dương là địa phương tiên phong triển khai tiêm vaccine dịch tả lợn Châu Phi (ASF) trên diện rộng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và ngành thú y. Từ cuối năm 2024, tỉnh đã tiêm gần 50.000 liều vaccine cho đàn lợn thịt.
Chi cục Chăn nuôi - Thủy sản và Thú y Hải Dương cho biết sau 28 ngày tiêm, ngành chuyên môn lấy 181 mẫu tại 17 hộ ở 15 xã, kết quả 100% mẫu đạt tỷ lệ bảo hộ tuyệt đối. Đàn lợn sau tiêm khỏe mạnh, phát triển tốt và đã được xuất bán.
Chia sẻ về kinh nghiệm của Hải Dương trong việc tiêm vaccine ASF, ông Hoạt cho hay, khi triển khai tiêm phòng, Chi cục Chăn nuôi - Thủy sản và Thú ý Hải Dương đã tham mưu tỉnh, đặc biệt, cơ quan chuyên môn phải tập huấn cho cán bộ thú y cơ sở, nhất là ở thú y xã nhằm trang bị kiến thức vững vàng để hướng dẫn người dân thực hiện đúng quy trình tiêm phòng.
Bên cạnh đó, trước khi tiêm phòng cần chú trọng bồi bổ, nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn. Việc tiêm phải đúng đối tượng và đúng thời điểm, bởi hiện vaccine chỉ được khuyến cáo sử dụng cho lợn thịt trên 4 tuần tuổi. Tiêm sai đối tượng, sai chỉ định có thể dẫn đến rủi ro cho người chăn nuôi.
Đồng thời, trong suốt quá trình tiêm phòng cần theo dõi sát tình trạng sức khỏe của đàn lợn; nếu xuất hiện phản ứng bất thường phải xử lý kịp thời. Sau tiêm, phải mất hơn 20 ngày để hình thành miễn dịch, đây là giai đoạn trống miễn dịch, nếu không thực hành chăn nuôi an toàn sinh học, nguy cơ dịch bệnh vẫn có thể xảy ra.