Giá heo hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại Hà Nội, Hưng Yên, Thái Nguyên giá heo hơi ở mức cao nhất toàn miền 49.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thái Bình, Tuyên Quang, Hà Nam, Nam Định giá heo hơi được thu mua với mức 47.000 - 48.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai giá heo hơi ở mức thấp hơn 46.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 46.000 - 49.000 đồng/kg.
Giá heo hơi ngày 15/3/2023: Kiến nghị khẩn để “cứu” ngành chăn nuôi. Ảnh: Vissan
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Lâm Đồng, Bình Định, Khánh Hòa giá heo hơi ở mức 50.000 - 51.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Ninh Thuận giá heo hơi đạt mức 49.000 đồng/kg. Còn tại tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh giá heo được thu mua với mức 47.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 47.000 - 51.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại TP Hồ Chí Minh, Cà Mau, Bạc Liêu giá heo hơi được thu mua với mức 52.000 đồng/kg.
Các địa phương như Bình Phước, Bình Dương, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Long An, Hậu Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre giá heo hơi ở mức 50.000 - 51.000 đồng/kg.
Còn tại thủ phủ chăn nuôi Đồng Nai, Tây Ninh, Trà Vinh giá heo hơi ở mức thấp 49.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 49.000 - 52.000 đồng/kg.
Kiến nghị khẩn để “cứu” ngành chăn nuôi trong nước
Theo ông Nguyễn Trí Công - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, thời gian qua, ngành chăn nuôi đang chịu thiệt hại nặng nề từ ảnh hưởng của dịch tả heo châu Phi, dịch bệnh Covid-19 và xung đột Nga - Ukraine làm đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu trên toàn cầu, dẫn tới chi phí logistic tăng cao, giá nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng kỷ lục.
Trong khi đó, giá bán sản phẩm chăn nuôi ra thị trường giảm rất mạnh, gây thua lỗ lớn cho toàn ngành. “Một con heo xuất chuồng, các doanh nghiệp và người chăn nuôi đang lỗ tới gần 1 triệu đồng. Chưa kể, giá gà, vịt, trứng, thủy sản cũng rất thấp khiến cho người chăn nuôi và doanh nghiệp bị lỗ rất nhiều”, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai chia sẻ.
Lãnh đạo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai nhận định, trong thời gian tới sẽ có rất nhiều hộ chăn nuôi sẽ phải “đóng chuồng, đóng ao” vì thua lỗ triền miên. Nhiều người chăn nuôi không có khả năng tái đàn do giá bán ra thấp hơn nhiều so với giá thành chăn nuôi.
Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cần có giải pháp hỗ trợ người chăn nuôi trong nước, trong đó trước mắt cần tìm cách hạ giá thành thức ăn chăn nuôi bằng cách giảm thuế suất nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0%.
Theo Hiệp hội này, nguyên liệu chính trong công thức cám thủy sản và cám heo, khô đậu tương là loại nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 về lượng, hiện khoảng 5 triệu tấn/năm.
Hiện các nước có ngành thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi phát triển trong khu vực ASEAN đều duy trì thuế suất 0% đối với đậu tương nhập khẩu. Ở các quốc gia như Hàn Quốc, chính phủ sẵn sàng trợ giá nhập khẩu nguyên liệu đầu vào trong những chu kỳ giá nguyên liệu tăng cao cho một số mặt hàng nguyên liệu chính nhằm ổn định giá thành chăn nuôi trong nước.