Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nội heo hơi đang được thương lái thu mua với mức cao nhất cả nước 62.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Bắc Giang, Hưng Yên, Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định ở mức thấp hơn 61.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 61.000 - 62.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay 31/7/2023: Miền Bắc có giá cao nhất cả nước. Ảnh: Đình Phương
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Thanh Hóa giá heo hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 61.000 đồng/kg.
Cùng được thương lái thu mua với mức 60.000 đồng/kg là tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng. Còn heo hơi tỉnh Đắk Lắk, Ninh Thuận, Bình Thuận đạt mức thấp hơn 59.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 59.000 - 61.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Cụ thể, các địa phương như Đồng Nai, Đồng Tháp, Cà Mau, Vũng Tàu, Bạc Liêu giá heo hôm nay đạt mức 60.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Long An, Kiên Giang, Bình Dương, An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng được thu mua với mức 58.000 - 59.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Cần Thơ giá heo hôm nay đang ở mức thấp nhất cả nước 57.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 57.000 - 60.000 đồng/kg.
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, ngành chăn nuôi đã đóng góp gần 27% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ngành nông nghiệp, sản phẩm của ngành chăn nuôi không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm cho gần 100 triệu dân trong nước, khách du lịch quốc tế mà còn góp phần vào mục tiêu xuất khẩu. Với riêng chăn nuôi heo, đây là phương thức chăn nuôi lâu đời, có ý nghĩa to lớn đối với nhóm các nông hộ nhỏ lẻ.
Phát biểu tại Hội nghị Triển khai giải pháp chăn nuôi heo và giải pháp phát triển bền vững trong tình hình mới, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiếnyêu cầu ngành chăn nuôi phải bám sát 5 đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045. Cụ thể là phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi; phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi; phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh hoạt động khoa học - công nghệ, khuyến nông trong chăn nuôi và tăng cường năng lực quản lý Nhà nước ngành chăn nuôi.
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, cần tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ đối với thức ăn chăn nuôi; tăng cường hợp tác quốc tế; công tác khuyến nông và xây dựng cơ bản. Các doanh nghiệp cần đầu tư chế biến sâu, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, gắn với nhà máy chế biến, gắn với chuỗi để có vùng nguyên liệu xuất khẩu.
Thứ trưởng đề nghị ngành chăn nuôi cần tập trung giải pháp để phát triển bảo đảm nguồn cung thịt heo trước trong và sau Tết Nguyên đán.