Theo thống kê giá nông sản hôm nay 2/7/2019, giá cà phê Tây Nguyên quay đầu tăng mạnh so với phiên giao dịch hôm qua.
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay giảm 600 đồng/kg xuống mức 33.000 đồng/kg. Tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê cũng giảm 600 đồng/kg xuống dao động ở mức 33.100 đồng/kg.
Tại huyện Buôn Hồ (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay đồng loạt giảm 600 dồng/kg xuống dao động ở mức 34.300 đồng/kg. Còn tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê giảm 600 đồng/kg xuống 34.400 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, Đắk Nông giá cà phê hôm nay giảm 600 đồng/kg đang ở mức lần lượt là 34.100 đồng/kg và 34.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum cũng giảm 600 đồng/kg xuống dao động ở mức 34.400 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê toàn miền hôm nay đang được thu mua trong khoảng 33.000 - 34.400 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 3/7: Đồng loạt giảm 600 đồng/kg.
Kết phiên giao dịch hôm 2/7, giá cà phê robusta giao trong tháng 7 giảm 1,9% xuống 1.446 USD/tấn. Giá cà phê arabica giao trong tháng 7 giảm 1,4 xuống 108,6 USCent/pound.
Theo Hiệp hội Công nghiệp cà phê Brazil (ABIC), giá cà phê kỳ hạn thế giới sẽ duy trì ở mức thấp trong vài tháng tới, cho đến khi kết quả thu hoạch vụ mùa mới năm nay ở Brazil trở nên rõ ràng hơn.
Theo Hội đồng Xuất khẩu Cà phê Brasil (Cecafé), lũy kế xuất khẩu 9 tháng đầu niên vụ cà phê hiện tại, từ tháng 7/2018 đến tháng 3/2019, đã tăng tới 30,3% so với cùng kỳ niên vụ cà phê trước đó, đạt kết quả cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Trong đó, xuất khẩu cà phê Arabica đạt 25,5 triệu bao, tăng 22,5% và xuất khẩu cà phê Robusta tăng mạnh 752,9% lên 2,503 triệu bao, thông tin từ Bộ NN&PTNT Việt Nam cho biết.
Hiện tại, giá cà phê quá thấp do doanh số bán mạnh từ Brazil, đồng tiền của nước này thấp hơn đáng kể so với đồng USD thúc đẩy doanh số bán ra. Nông dân tại Việt Nam không muốn bán ở mức giá thấp này.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, mặc dù là thị trường cung cấp cà phê lớn nhất cho Hàn Quốc, nhưng rất ít người dân nước này biết đến thương hiệu cà phê Việt Nam, hoặc một số ít người tiêu dùng biết đến thương hiệu cà phê hòa tan G7.
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc, người dân nước này thường ưu tiên lựa chọn các thương hiệu mà họ biết đến. Do đó, ngành cà phê Việt Nam cần tập trung xây dựng thương hiệu Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh giữa các đối thủ nước ngoài ngày càng gay gắt.
Một trong những điểm yếu trong việc xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam nằm ở chỗ thiết kế mẫu mã bao bì chưa được bắt mắt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Hàn Quốc.
Cùng một sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam, nhưng sản phẩm do doanh nghiệp Hàn Quốc đặt hàng sản xuất bao giờ cũng bán chạy hơn, mặc dù chất lượng như nhau.
Lý do là bởi các doanh nghiệp Hàn Quốc thiết kế bao bì hấp dẫn và nắm đúng thị hiếu, thẩm mỹ người Hàn Quốc.
Các doanh nghiệp nên tìm hiểu, nghiên cứu, nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng Hàn Quốc. Có như vậy, thương hiệu Việt Nam mới để lại dấu ấn vào tạo thói quen mua sắm của khách hàng bản địa.