Chủ nhật , 23/02/2025, 04:57 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Đưa hàng Việt về nông thôn: Thiếu chiến lược dài hơi

Đưa hàng Việt về nông thôn: Thiếu chiến lược dài hơi
(Tieudung.vn) - Việc tổ chức các chuyến đưa hàng Việt về nông thôn không chỉ giúp người dân tiếp cận hàng Việt mà còn hỗ trợ DN quảng bá thương hiệu.

Tuy nhiên, để thu hút nhiều DN hơn nữa tham gia hoạt động cần có chính sách, cơ chế khuyến khích DN tham gia khai thác nông thôn vốn đang còn bỏ ngỏ.

Nhất cử lưỡng tiện

Có mặt tại nhiều phiên chợ hàng Việt Nam do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức tại các huyện, phóng viên Kinh tế & Đô thị cảm nhận được sức hút của hàng Việt đối với người nông thôn.

Chị Đào Thị Thắm ở xã Bình Phú (huyện Thạch Thất) : "Trước đây, tôi thường mua hàng hóa Trung Quốc vì không có sự lựa chọn nào khác. Nhưng từ khi đi các phiên chợ hàng Việt được tổ chức, tôi nhận thấy sản phẩm Việt Nam đa dạng mẫu mã, chất lượng cũng không kém gì hàng nhập khẩu... Quan trọng hơn là giá bán hợp lý, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nên tôi luôn ưu tiên mua hàng Việt Nam".

Mô tả ảnh
Người tiêu dùng mua hàng Việt tại phiên chợ Việt tổ chức tại huyện Thanh Trì - Ảnh: Thu Hương.

Theo Bộ Công Thương, qua 10 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Sở Công Thương các tỉnh, TP đã tổ chức gần 4.000 đợt bán hàng về nông thôn với sự tham gia của hơn 100.000 lượt DN và 78.000 gian hàng, thu hút hơn 5 triệu lượt người dân địa phương tới tham quan mua sắm, quy mô trung bình 10 - 20 DN/phiên với doanh số bán hàng 20 - 50 tỷ đồng/phiên.

Tổng doanh thu mang lại đạt hơn 64,47 nghìn tỷ đồng. Riêng TP Hà Nội đã tổ chức 2.850 chuyến bán hàng lưu động, 21 chuyến bán hàng dịp Tết Nguyên đán, 29 hội chợ hàng Việt, 244 phiên chợ Việt… Đặc biệt, tại các tỉnh biên giới, những đợt bán hàng Việt không chỉ thu hút người dân trên địa bàn mà còn lôi cuốn dân cư 2 nước Lào, Campuchia tới tham quan mua sắm…

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (VRA) Vũ Thị Hậu, việc đưa hàng Việt về nông thôn đã giúp DN và có cơ hội giao lưu, trao đổi, tương tác nhiều hơn. Qua đó tạo điều kiện để DN nghiên cứu nhu cầu, tập quán, khả năng tiêu dùng tại mỗi địa phương để điều chỉnh sản xuất, đưa ra thị trường những sản phẩm mang thương hiệu Việt chất lượng tốt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đồng thời hoạt động này còn giúp người tiêu dùng chuyển biến mạnh mẽ nhận thức, thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng ưu tiên mua sắm hàng Việt.

Còn nhiều vướng mắc

Hiệu quả từ chương trình là không thể phủ nhận, tuy nhiên theo chuyên gia bán lẻ Vũ Vinh Phú, những chuyến hàng Việt Nam về nông thôn hiện nay vẫn mang tính chất mùa vụ, diễn ra trong một thời gian ngắn.

Vì vậy, không ít địa phương coi việc DN tổ chức những chuyến đưa hàng Việt về nông thôn là một loại hình hội chợ nên mạnh ai nấy làm, không có chiều sâu. Mặt khác, các điểm bán hàng lưu động, hàng hóa, mẫu mã sản phẩm chưa phong phú, đa dạng nên chưa thu hút được người mua như mong muốn.

Thực tế cho thấy, chưa có nhiều DN bán lẻ mặn mà đưa hàng Việt về nông thôn mặc dù đây là dư địa lớn cho DN khai thác. Phân tích nguyên nhân của hiện tượng này, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) Nguyễn Thị Hải Thanh cho rằng, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn hầu như không có lãi, khiến cho không nhiều DN bán lẻ, nhất là DN có vốn đầu tư nước ngoài tham gia chương trình này.

Để đẩy mạnh đưa hàng Việt về nông thôn, các DN bán lẻ kiến nghị Nhà nước hỗ trợ kinh phí vận chuyển, tổ chức, tuyên truyền, quảng bá… Qua đó giúp DN tăng sức cạnh tranh, giảm chi phí. Chủ tịch VRA Đinh Thị Mỹ Loan cũng đề nghị: Muốn thu hút DN đẩy mạnh đưa hàng Việt về nông thôn, Bộ Công Thương, chính quyền địa phương cần xây dựng một chiến lược phát triển dài hơi, đồng bộ, hiệu quả và linh hoạt.

Cụ thể, Bộ Công Thương cần tổ chức quy hoạch mạng lưới phân phối ở vùng nông thôn, DN lấy đó làm cơ sở thiết lập các điểm bán hàng cố định, tạo liên kết vững chắc với thị trường. Đồng thời, các cơ quan quản lý chức năng và địa phương hỗ trợ DN thủ tục giấy tờ, mặt bằng kinh doanh trong việc phát triển hệ thống phân phối ở vùng sâu, vùng xa.

Ngoài ra, DN và ngành chức năng cần tập trung tuyên truyền quảng bá sản phẩm, nâng cao nhận thức của người dân theo hướng tin tưởng, ủng hộ hàng Việt không ham giá rẻ mà mua phải , hàng nhập lậu.

"Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn có ý nghĩa lớn và mang lại hiệu quả thiết thực. Không chỉ giúp cho người dân tiếp cận được với những hàng hóa chất lượng, đáp ứng đúng nhu cầu, chương trình còn tạo điều kiện cho các DN quảng bá sản phẩm của mình đến tận tay người tiêu dùng Thủ đô, nhất là những người tiêu dùng ở vùng ngoại thành, vùng sâu, vùng xa." - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan.
Tags:
4.1 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Giá ngoại tệ ngày 22/2/2025: USD phục hồi trở lại
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ ngày 22/2/2025, USD tăng so với nhiều loại tiền tệ khác vào phiên giao dịch...
 
Giá vàng ngày 22/2/2025: SJC giảm mạnh, mất mốc 92 triệu đồng/lượng
(Tieudung.vn) Giá vàng ngày 22/2/2025, vàng trong nước giảm mất mốc 92 triệu đồng/lượng, giá vàng thế giới giảm...
 
Chứng khoán 21/2: cổ phiếu ngân hàng bứt phá, FPT lại bị khối ngoại xả hàng
(Tieudung.vn) Cổ phiếu ngân hàng bứt phá khiến VN-Index tiếp tục có 1 phiên tăng ngoạn mục. Trong khi...

Giá - Sản phẩm

Giá heo hơi ngày 22/2/2025: Tiếp tục tăng, chạm đỉnh 76.000 đồng/kg
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 22/2/2025, tiếp tục duy trì đà tăng tại khu vực miền Nam, với nhiều...
 
Giá nông sản ngày 22/2/2025: Cà phê và hồ tiêu bất ngờ giảm mạnh
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 22/2/2025, cà phê tiếp giảm mạnh, đang ở mức trung bình 132.100 đồng/kg, giảm...
 
Giá heo hơi ngày 21/2/2025: Duy trì đà tăng trên cả nước
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 21/2/2025, tiếp tục duy trì đà tăng trên cả nước, dao động từ 70.000...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.45961 sec| 854.594 kb