Theo ghi nhận, giá heo tại các tỉnh phía Bắc có dấu hiệu chững, thị trường ổn định quanh mốc 76.000 đ/kg – 78.000 đ/kg, chưa có thông tin địa phương nào giá heo đạt tới con số 80.000 đồng/kg. Cụ thể, tỉnh Lào Cai và Hưng Yên vẫn là hai địa phương có giá heo hơi cao nhất cả nước, 78.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại như Yên Bái, Thái Nguyên, Thái Bình, Nam Định, Tuyên Quang, Ninh Bình... giá heo được thu mua với mức cao từ 74.000-76.000 đồng/kg.
Tại miền Trung - Tây Nguyên, giá heo tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị cao nhất toàn miền từ 70.000 - 76.000 đồng/kg. Tại Đak Lak, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Lâm Đồng giá heo dao động ở mức thấp hơn từ 60.000 - 68.000 đồng/kg. Còn tại tỉnh Quảng nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận giá heo được thu mua với mức 59.000 đồng/kg.
Tại miền Nam, giá heo đạt đỉnh 75.000 đồng/kg tại một số huyện ở Đồng Nai. Tại các tỉnh như Bến Tre, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang giá heo được thu mua với mức từ 70.000 - 73.000 đồng/kg. Còn tại Trà Vinh, Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Tây Ninh, Cần Thơ, An Giang giá heo dao động trong khoảng từ 64.000 - 69.000 đồng/kg.
Dự báo giá heo hơi ngày mai 19/11: Miền Bắc hạ nhiệt?
Giá heo Trung Quốc hạ nhiệt
Dữ liệu tổng hợp trên zhujiage cho biết giá heo hơi tại Trung Quốc giảm mạnh 1,17 nhân dân tệ/kg xuống 33,31 nhân dân tệ/kg (khoảng 110.088,69 đồng/kg), với không tỉnh nào báo tăng giá trong ngày hôm nay.
Theo đó, biên độ giảm của giá heo hơi dao động trong khoảng 0,24 - 0,74 nhân dân tệ/kg.
Giá heo hơi cao nhất cả nước hiện được ghi nhận tại Thượng Hải, trung bình đạt 40,53 nhân dân tệ/kg (khoảng 133.950,61 đồng/kg); mức giá thấp nhất vẫn tại Thanh Hải, trung bình vẫn ở mức 13,41 nhân dân tệ/kg (tương đương 44.319,7 đồng/kg).
Giá heo trung bình trên cả nước tiếp tục xu hướng giảm, và giảm nhiều hơn trong hai ngày qua, với mức trung bình là 1 nhân dân tệ/kg. Hiện tại, thị trường không tốt , và khả năng giá sẽ tiếp tục giảm tại những khu vực giá cao.
Thiết lập sàn giao dịch
Trước những biến động lớn liên quan đến heo như nguồn cung, giá cả, kiểm soát dịch bệnh…, các doanh nghiệp chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh thịt heo đồng tình với TP Hồ Chí Minh là cần thiết phải thành lập sàn giao dịch mặt hàng này. Theo các doanh nghiệp, xây dựng sàn giao dịch heo phù hợp với thực trạng hiện nay và giải quyết được bài toán về đầu ra cho sản phẩm này. Tuy nhiên, để sàn hoạt động hiệu quả không hề dễ dàng, thậm chí có thể thất bại nếu không suy xét thấu đáo. Với đơn vị xây dựng sàn, ngoài việc kêu gọi các cơ sở kinh doanh, thương lái tham gia thì cần xây dựng cơ chế quản lý giá hợp lý để tránh trường hợp bị đầu cơ, ép giá và cần có chính sách hỗ trợ cụ thể để sàn phát triển bền vững.
Đề án sàn giao dịch heo đã được UBND TP Hồ Chí Minh giao cho Sở Công Thương phối hợp cùng một số đơn vị nghiên cứu thực hiện. Ông Nguyễn Ngọc Hòa - Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP Hồ Chí Minh (HFIC), Phó trưởng Ban đề án Sàn giao dịch heo TP Hồ Chí Minh - cho biết với sàn giao dịch heo, cơ sở chăn nuôi và chợ đầu mối sẽ giao dịch trực tiếp. Người chăn nuôi và chợ đầu mối có quyền quyết định chính, thương lái chỉ cung cấp dịch vụ logistics là bắt và vận chuyển heo. Ngoài ra, sàn giao dịch còn giúp giảm dần các hoạt động chăn nuôi tự phát, nhỏ lẻ và xây dựng các cơ sở giết mổ công nghiệp gia súc, gia cầm của thành phố; bổ sung giải pháp kiểm tra, kiểm soát, giám sát chặt chẽ giúp ngăn chặn hiệu quả tình trạng lây lan dịch bệnh trên gia súc...