Thứ 2, 31/03/2025, 07:14 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Chứng khoán 26/3: VN-Index mất gần 6 điểm do áp lực bán tháo

Chứng khoán 26/3: VN-Index mất gần 6 điểm do áp lực bán tháo
(Tieudung.vn) - Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục chìm trong sắc đỏ khi lực bán tháo mạnh vào cuối phiên khiến VN-Index mất gần 6 điểm, đánh mất mốc 1.330 điểm.

Khối ngoại bán ròng hơn 500 tỷ đồng

Chốt phiên giao dịch ngày 26/3, VN-Index giảm 5,83 điểm xuống 1.326,09 điểm. HNX-Index mất 3,23 điểm còn 241,33 điểm, trong khi UPCoM-Index giảm 0,47 điểm xuống 98,7 điểm.

Chứng khoán 26/3: VN-Index mất gần 6 điểm do áp lực bán tháo

Thanh khoản sụt giảm đáng kể với tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn chỉ đạt hơn 20.400 tỷ đồng. Riêng HoSE ghi nhận thanh khoản hơn 17.300 tỷ đồng, giảm hơn 5.000 tỷ đồng so với phiên trước.

Cổ phiếu FPT giảm 2,77% xuống 123.000 đồng/cp, tiếp tục chuỗi điều chỉnh giảm mạnh. Thanh khoản FPT tăng đột biến với hơn 9,7 triệu đơn vị được sang tay, tương ứng giá trị giao dịch hơn 1.200 tỷ đồng. Điều này khiến vốn hóa thị trường của FPT sụt giảm xuống còn 180.941 tỷ đồng, trở thành cổ phiếu tác động tiêu cực nhất lên VN-Index.

Áp lực bán cũng lan rộng sang nhóm ngân hàng với nhiều mã giảm sâu: CTG (-1,3%), VCB (-0,6%), LPB (-1,62%), MBB (-0,83%), VPB (-0,77%), BID (-0,38%), TPB (-2,03%).

Nhóm chứng khoán cũng không nằm ngoài xu hướng giảm: SHS (-2,67%), HCM (-2,04%), SSI (-1,49%), ORS (-6,02%), BSI (-2,45%), MBS (-2,25%), VCI (-1,66%).

Nhóm bị “xả hàng” mạnh: DIG (-2,48%), KDH (-2,29%), VPI (-1,18%), NLG (-1,02%), HDC (-1,88%), PDR (-1,49%). Ở chiều ngược lại, một số mã vẫn giữ sắc xanh như VIC (+0,18%), VRE (+0,76%), TCH (+2,25%), SIP (+0,55%), IJC (+1,08%).

Điểm sáng trên thị trường thuộc về nhóm thép khi ghi nhận đà tăng mạnh: HPG (+1,29%), HSG (+0,56%), TLH (+6,96%). Cổ phiếu năng lượng cũng hút dòng tiền với PVT (+2%), BSR (+1,03%), VIP (+1,03%), trong khi PVD, GSP, VTO tăng dưới 1%.

Nhà đầu tư nước ngoài duy trì xu hướng bán ròng trên HoSE với giá trị hơn 500 tỷ đồng. Trong đó, FPT bị bán ròng mạnh nhất với hơn 300 tỷ đồng, tiếp theo là TPB (-128,34 tỷ đồng), DBC (-57,42 tỷ đồng), VHM (-50,59 tỷ đồng), HCM (-47,4 tỷ đồng).

Ở chiều mua vào, VRE được khối ngoại gom mạnh nhất với giá trị 156 tỷ đồng, tiếp đến là BID (48,68 tỷ đồng), STB (37,58 tỷ đồng), GVR (26,38 tỷ đồng).

Với áp lực bán mạnh từ khối ngoại và sự suy yếu của nhóm cổ phiếu trụ, VN-Index đang gặp khó khăn trong việc giữ vững mốc 1.330 điểm. Nhà đầu tư cần thận trọng quan sát diễn biến dòng tiền và động thái của khối ngoại trong các phiên sắp tới.

Hòa Phát chi 12.800 tỷ đồng trả cổ tức sau 3 năm 

Sau 3 năm liên tục dồn lực cho Dung Quất 2, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) chính thức khôi phục chính sách cổ tức với kế hoạch chi trả lên đến 12.800 tỷ đồng, bằng 108% lợi nhuận sau thuế năm 2024.

Tại ĐHCĐ thường niên 2025, HĐQT Hòa Phát trình kế hoạch doanh thu 170.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 15.000 tỷ đồng, tăng lần lượt 22% và 25% so với năm trước. Đáng chú ý, tập đoàn dự kiến chi trả cổ tức 20% cho năm 2025, gồm 5% bằng tiền mặt và 15% bằng cổ phiếu.

Với gần 6,4 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, tổng chi phí thực hiện cổ tức dự kiến lên tới 12.800 tỷ đồng, tương đương 106% lợi nhuận sau thuế năm 2024. Trong đó, khoảng 3.200 tỷ đồng sẽ được chi trả bằng tiền mặt trong vòng 6 tháng sau khi ĐHCĐ thông qua, đồng thời phát hành gần 960 triệu cổ phiếu mới, nâng vốn điều lệ lên hơn 73.556 tỷ đồng.

Trước đó, Hòa Phát từng duy trì chính sách cổ tức hấp dẫn, như năm 2021 chi trả 40% (5% tiền mặt, 30% cổ phiếu). Tuy nhiên, từ năm 2022, tập đoàn tạm ngừng chia cổ tức để tập trung nguồn lực cho siêu dự án Dung Quất 2, trị giá 85.000 tỷ đồng.

Tại ĐHCĐ năm 2024, Chủ tịch Trần Đình Long cho biết dù Hòa Phát nắm giữ khoảng 30.000 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, nhưng đây không phải “tiền thừa” để đầu tư rủi ro. “Chúng tôi không dám phiêu lưu, không dám đầu tư bất động sản hay trái phiếu. Có tiền nhưng không dám dùng, còn phải lo cho Dung Quất 2” - ông Long nhấn mạnh.

Sau 3 năm thắt chặt tài chính, đến cuối năm 2024, Hòa Phát đã giải ngân khoảng 60.000 tỷ đồng cho Dung Quất 2. Hiện tập đoàn vẫn còn 25.900 tỷ đồng tiền mặt và khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, cùng lợi nhuận giữ lại lên tới 49.600 tỷ đồng.

Với kế hoạch chi trả cổ tức lớn và triển vọng kinh doanh khả quan nhờ dự án Dung Quất 2 đi vào hoạt động, Hòa Phát cho thấy tín hiệu tích cực về khả năng tạo lợi nhuận bền vững. Sau nhiều năm “giữ mình”, thông điệp từ ban lãnh đạo nay đã rõ ràng - tập đoàn sẵn sàng thành quả trở lại với cổ đông.

Tags:
4.1 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Giá vàng ngày 31/3/2025: SJC đứng ở đỉnh cao kỷ lục
(Tieudung.vn) Giá vàng ngày 31/3/2025, vàng thế giới vẫn giữ mốc 3.000 USD/ounce dù chịu áp lực chốt lời...
 
Giá ngoại tệ ngày 30/3/2025: USD chưa thấy dấu hiệu phục hồi
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ ngày 30/3/2025, USD suy yếu vào phiên giao dịch cuối tuần do lo ngại về...
 
Giá vàng ngày 30/3/2025: Vàng thế giới sẽ tăng lên 3.500 USD/ounce?
(Tieudung.vn) Giá vàng ngày 30/3/2025, vàng trong nước và giá vàng thế giới tuần này tăng vùn vụt lên...

Giá - Sản phẩm

Giá heo hơi ngày 30/3/2025: Giảm sâu tại miền Bắc
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 30/3/2025, miền Bắc tiếp tục giảm thêm 1.000 đồng/kg, rơi về mốc 66.000 đồng/kg...
 
Giá nông sản ngày 30/3/2025: Cà phê giảm nhẹ, hồ tiêu neo ở mức cao
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 30/3/2025, cà phê  biến động giảm "không đáng kể" so với phiên giao dịch...
 
Giá heo hơi ngày 29/3/2025: Tiếp tục giảm sâu
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 29/3/2025, tiếp đà giảm 1.000 2.000 đồng/kg tại khu vực miền Trung và...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.76971 sec| 842.891 kb