Thứ 7, 20/04/2024, 22:45 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Top 6 loại trà thảo mộc tốt nhất cho người bị viêm họng

Top 6 loại trà thảo mộc tốt nhất cho người bị viêm họng
(Tieudung.vn) - Thay vì sử dụng các loại thuốc kháng sinh bạn hãy uống những loại trà dưới đây giúp điều trị viêm họng rất tốt mà lại có lợi cho sức khỏe.

Trà rễ cam thảo

Theo chuyên gia dinh dưỡng Keri Gans, chuyên gia dinh dưỡng tại Mỹ cho biết có một số nghiên cứu chứng minh rằng cam thảo có thể loại bỏ đờm và chất nhầy, hoạt động như một chất phủ tổng thể giúp làm dịu cơn đau họng. Trên thực tế, có ba chất quan trọng được tìm thấy trong rễ cam thảo có thể giúp giảm đau họng: Liquilitin và liquiritigenin hoạt động như chất long đờm, có nghĩa là chúng làm lỏng chất nhầy và giúp bạn dễ ho hơn; glycyrrhizin hoạt động như một chất khử mùi, có nghĩa là nó cung cấp một lớp phủ bảo vệ cổ họng, giúp ngăn ngừa kích ứng khi bạn nuốt.

Top 6 loại trà thảo mộc tốt nhất cho người bị viêm họng

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Trà gừng

Theo Samantha Cassetty – chuyên gia dinh dưỡng từng xuất bản nhiều đầu sách y học, gừng chứa nhiều đặc tính chống viêm giúp ngăn ngừa tận gốc các nguyên nhân gây đau họng. Ngoài ra, trà gừng còn là một chất hỗ trợ chống buồn nôn phổ biến và làm dịu cơ thể trong những ngày trở bệnh.

Trà nghệ

Củ nghệ thường được bán như một loại gia vị, được sấy khô và nghiền thành bột màu vàng tươi. Tuy nhiên, bạn cũng có thể dùng nó như một loại trà. Tìm túi trà nghệ hoặc thêm nghệ đã xay vào nước sôi, đun nhỏ lửa trong vài phút lọc rồi cho vào cốc. Hãy thêm mật ong để làm ngọt nếu bạn không thích vị ngai ngái của nghệ.

Theo nghiên cứu của Ấn Độ, nghệ có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và khử trùng mạnh. Nó có thể giúp giảm đau hoặc kích ứng cổ họng do viêm họng.

Trà xanh

Trong chứa nhiều hợp chất polyphenol có chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và chống nhiễm trùng. Một tách trà ấm khi viêm họng sẽ chữa lành các mô bị tổn thương, giảm sưng và giảm đau rất tốt. Uống trà xanh cũng là biện pháp giúp cổ họng ẩm và không bị khô, từ đó giảm tình trạng kích ứng và đau họng kéo dài.

Trà cây thục quỳ

Rễ cây thục quỳ có thể giúp giảm đau họng vì nó cũng chứa hàm lượng cao chất làm dịu niêm mạc. Rễ cây thục quỳ cũng có thể giúp làm lỏng chất nhầy trong cổ họng, giúp giảm ho khan, khó chịu.

Một nghiên cứu sơ bộ năm 2018 đã khảo sát những người dùng viên ngậm hoặc si-rô rễ cây thục quỳ để điều trị ho khan. Trong 0 phút sau khi điều trị, phần lớn mọi người đều cảm thấy cổ họng của mình bớt ngứa hơn và đỡ ho hơn.

Trà cây du trơn

Cây du trơn là một loại thảo mộc được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên trong nhiều thế kỷ. Cây du trơn chứa một chất gọi là chất nhầy, chất này sẽ biến thành chất giống như gel khi trộn với nước. Khi uống trà cây du trơn, chất gel đó có thể giúp bao phủ cổ họng, giúp làm dịu và bảo vệ cổ họng khi bị đau.

Một nghiên cứu nhỏ năm 2004 cho thấy những người bị viêm họng uống trà cây du trơn, cam thảo và cây thục quỳ từ 4 đến 6 lần mỗi ngày trong tối đa 1 tuần sẽ giảm đau họng đáng kể so với những người uống trà giả dược.

Những lưu ý khi dùng thức uống trị đau họng

Dùng thức uống trị đau họng là phương pháp chữa đau họng an toàn và dễ thực hiện. Tuy nhiên, khi áp dụng sử dụng các loại thức uống trên cần lưu ý những vấn đề sau:

- Chỉ nên dùng với lượng nhất định, quá ít thì không mang lại hiệu quả, còn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến các cơ quan khác.

- Bên cạnh việc sử dụng thức uống, bệnh nhân cũng cần thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp, hạn chế các gây kích thích cổ họng.

- Ngủ đúng giờ, đủ giấc để giúp tinh thần thoải mái và nâng cao hệ miễn dịch. Khi bị viêm họng thì nên ngủ 8-9 tiếng mỗi đêm để nhanh chóng hồi phục.

- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối để làm sạch khoang miệng và loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, đồng thời hỗ trợ cải thiện chứng đau họng.

Tags:
3.8 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.18331 sec| 775.5 kb