Trứng
Bạn không nên cho trứng vào lò vi sóng.
Cho trứng vào lò vi sóng sẽ gây nổ bởi nhiệt độ dung dịch bên trong quả trứng tăng cao, khí nóng không có chỗ thoát hơi khiến cho trứng bị nổ. Tuy nhiên nếu vẫn muốn sử dụng lò vi sóng để chế biến trứng thì trước khi bỏ vào lò, bạn có thể đập trứng ra, cho vào dụng cụ chịu nhiệt, dùng nĩa đâm vào lòng đỏ cho trứng có chỗ thoát hơi và bọc màng nhựa lại (loại dùng cho lò vi sóng).
Trái cây
Việc cho trái cây vào lò vi sóng sẽ khiến trái cây mất đi những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bởi nhiệt độ cao của lò. Đặc biệt là bạn không nên cho nho vào lò vi sóng, dù là nho tươi hay nho khô bởi nho sẽ bị nổ tung và thải ra nhiều khí làm hỏng lò.
Thịt gần chín
Không nên đưa thịt gần chín vào lò vi sóng tiếp. Bởi lẽ thịt gần chín (thịt tái) vẫn còn vi khuẩn gây bệnh, cho dù có bảo quản trong tủ lạnh, vi khuẩn vẫn sinh sôi, dù có tăng nhiệt bằng lò vi sóng cũng không diệt hết được vi khuẩn.
Bông cải xanh (súp lơ xanh)
Bất kỳ hình thức nấu nào cũng sẽ phá hủy một vài dưỡng chất trong thực phẩm. Hấp là hình thức nấu ăn nhẹ nhàng nhất mà cũng làm mất khoảng 11% lượng chất chống ôxy hóa trong bông cải xanh. Luộc bông cải xanh bằng lò vi sóng có thể làm mất đến 97% các chất ôxy hóa có lợi chứa trong nó.
Thịt đông lạnh
Thịt là loại thực phẩm khó rã đông nhất vì thời gian rã đông lâu khiến bên ngoài và các cạnh của miếng thịt chín trong khi phần bên trong vẫn đông đá. Khi nhiệt độ đạt từ 4,5 tới 60 độ, vi khuẩn trong thịt bắt đầu phát triển và sinh sôi, nếu không được nấu ngay, miếng thịt sẽ nhanh bị ôi thiu.
Các nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy, thịt nấu hơn 6 phút trong lò vi sóng có thể làm mất một nửa lượng vitamin B12 có trong nó. Cách tốt nhất để rã đông thịt là để trong tủ lạnh rã đông qua đêm hoặc rã đông dưới vòi nước lạnh đang chảy.