Thứ 6, 19/04/2024, 08:53 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Thế nào là bệnh suy giảm thị lực?

Thế nào là bệnh suy giảm thị lực?
(Tieudung.vn) - Suy giảm thị lực là tình trạng giảm khả năng nhìn ở một mức độ nào đó, gây ra những vấn đề không thể khắc phục được bằng đeo kính hoặc ở những người có khả năng nhìn kém khi không đeo kính hoặc kính áp tròng.

Thế nào là suy giảm thị lực?

Thế nào là bệnh suy giảm thị lực?

Bạn cần thận trọng bệnh suy giảm thị lực. Nguồn ảnh: Internet 

Mắt là cơ quan cảm giác phát triển cao nhất của cơ thể con người. Trên thực tế, phần lớn chức năng của não bộ dành riêng cho thị giác hơn là thính giác, khứu giác hay vị giác.

Suy giảm thị lực là tình trạng giảm khả năng nhìn ở một mức độ nào đó, gây ra những vấn đề không thể khắc phục được bằng đeo kính hoặc ở những người có khả năng nhìn kém khi không đeo kính hoặc kính áp tròng.

Suy giảm thị lực phổ biến nhất là tật khúc xạ. Cận thị, viễn thị, loạn thị là những ví dụ về tật khúc xạ. Những rối loạn khúc xạ này có thể chữa được bằng việc đeo kính hoặc phẫu thuật khúc xạ Lasik.

Suy giảm thị lực có thể liên quan đến các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, tách võng mạc hay thoái hóa điểm vàng. Những bệnh lý này khiến cho mắt bị giảm tầm nhìn. Mục tiêu điều trị phụ thuộc vào bệnh lý của mắt, nó có thể bao gồm việc hồi phục hoàn toàn, hồi phục khả năng thị lực còn lại...

Với những đối tượng bị suy giảm thị lực không thể khắc phục được bằng việc đeo kính mắt, kính áp tròng hoặc phẫu thuật thì được gọi là tầm nhìn thấp. Tầm nhìn thấp không bao gồm những trường hợp bị mù hoàn toàn bởi bạn vẫn còn khả năng nhìn với một phần thị lực còn lại.

Nếu tầm nhìn nằm trong khoảng từ 20/40 - 20/200 thì được gọi là mất thị giá từng phần.

Nếu tầm nhìn không tốt hơn ở mức 20/200 thì sẽ được coi là mù một cách hợp pháp. Tuy nhiên nó không giống như việc bị mù hoàn toàn.

Nguyên nhân gây suy giảm thị lực 

Dán mắt" vào màn hình cả ngày

Khoảng thời gian chăm chú vào màn khiến bạn dễ có nguy cơ bị chứng "căng mắt kỹ thuật số" (DES), bao gồm các vấn đề như mỏi mắt và mờ mắt. Ngoài ra, đọc chữ trên màn hình còn đòi hỏi mắt làm việc cật lực hơn, về lâu dài gây ảnh hưởng đến thị lực.

Đeo kính áp tròng quá lâu

Thời gian đeo kính áp tròng càng lâu thì lượng bụi bẩn, chất nhầy, các protein và khoáng chất tích tụ trong mắt càng cao. Không chỉ gây mờ mắt, tình trạng này còn gây khô mắt, cộm trong mắt.

Cách đơn giản để kiểm tra xem kính áp tròng có phải là nguyên nhân gây giảm thị lực hay không là thử đeo kính gọng, nếu nhìn thấy rõ hơn thì nghĩa là kính áp tròng của bạn quá bẩn.

Trầy xước giác mạc

Trầy xước giác mạc là tình trạng bề mặt trong suốt bảo vệ mắt có vết trầy dẫn đến các triệu chứng như mờ mắt, đỏ hoặc cảm thấy như có hạt cát lẫn trong mắt và thường chỉ xuất hiện vài giờ sau khi giác mạc bị tổn thương.

Thông thường, vết trầy nhỏ trên giác mạc sẽ tự lành sau ít ngày, nhưng bạn cần dùng thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh để ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng hoặc thuốc nhỏ mắt chứa steroid để giảm viêm và ngừa nguy cơ để lại sẹo.

Bệnh võng mạc đái tháo đường

Bệnh này ảnh hưởng đến những người mắc đái tháo đường, xảy ra khi lượng đường trong máu cao làm hỏng các mạch máu trong mắt.

Thoái hóa điểm vàng

Tình trạng này được gây ra bởi những thay đổi trong hoàng điểm. Hoàng điểm giúp bạn nhìn mọi vật rõ ràng, sắc nét.

Bệnh glôcôm (tăng nhãn áp)

Bệnh này thường do áp lực cao từ dịch bên trong mắt gây ra.

Tags:
5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.64267 sec| 787.109 kb