Bánh chưng chứa một lượng calo lớn
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, bánh chưng bánh tét là món ăn cung cấp năng lượng rất lớn. Bánh chưng làm từ gạo nếp, 100 g gạo nếp có 344 kcal. Thông thường một chiếc bánh chưng được làm với 1,5-2 bát gạo nếp, chưa kể thịt mỡ, đậu xanh.
Một miếng bánh chưng nhỏ khoảng 50 g cung cấp khoảng 150 kcal, bằng một lưng bát cơm. Mỗi ngày chỉ cần ăn thêm 2-3 miếng thì năng lượng khẩu phần đã tăng lên đáng kể, nguy cơ không kiểm soát được cân nặng có thể xảy ra.
Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm, nguyên Viện trưởng Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết bánh chưng rán còn chứa nhiều chất béo hơn do được chế biến trong dầu mỡ, không tốt cho những người có bệnh lý cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tim mạch, bệnh thận.
"Đặc biệt, người có tiền sử dạ dày không nên ăn bánh chưng rán", bác sĩ nhấn mạnh. Món ăn này gây khó tiêu, trướng bụng, đầy hơi khó chịu.
Những người nên thận trọng khi ăn bánh chưng
Thừa cân, béo phì: Nếu người bị bệnh thận xuất hiện các triệu chứng như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu hoặc tăng mỡ máu thì nên hạn chế hoặc không ăn bánh chưng vì bánh có rất nhiều chất béo.
Bệnh tiểu đường: Đây cũng là nhóm người nên tránh xa bánh chưng, vì nó sẽ có khả năng tăng đường huyết.
Bệnh dạ dày: Do bánh chưng có khả năng gây đầy bụng, khó chịu, ợ chua, khó tiêu nên người bị dạ dày ăn bánh chưng sẽ khiến đầy bụng, khó chịu.
Bệnh thận: Những bị bệnh thận nếu bị thêm các triệu chứng như huyết áp cao, rối loạn mỡ máu hoặc mỡ máu cao cũng không nên ăn bánh chưng, vì chất béo có thể sẽ làm gây tăng huyết áp hoặc gây phù nề.
Bệnh cao huyết áp và tim mạch: Để bảo vệ sức khỏe, người mắc bệnh cao huyết áp và tim mạch cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học để có tết vui khỏe.
Phụ nữ đang mang thai: Thịt mỡ, gạo nếp của bánh chưng dễ gây đầy bụng, khó tiêu nên mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều trong những ngày tết, nên bảo đảm chế độ ăn uống điều độ và đủ chất để thai nhi phát triển tốt nhất.