Chủ nhật , 24/11/2024, 16:12 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Tác dụng phụ của trà hoa cúc bạn cần biết

Tác dụng phụ của trà hoa cúc bạn cần biết
(Tieudung.vn) - Trà hoa cúc rất tốt cho sức khỏe nhưng một số người sử dụng sẽ gây ra tác dụng phụ bạn cần lưu ý để đảm bảo an toàn nhé.

Hoa cúc là loại hoa phổ biến thứ 2 trên thế giới. Những cây hoa này có nhiều giống khác nhau. Hoa cúc để pha trà lấy nước uống là giống hoa cúc vàng và hoa cúc trắng loại nhỏ.

Tác dụng phụ của trà hoa cúc bạn cần biết

Ngoài hương vị dễ chịu, trà hoa cúc còn có nồng độ dược tính cao, tốt cho sức khỏe. Các chất flavonoid, sesquiterphe, vitamin và khoáng chất có trong thành phần của trà hoa cúc giúp kháng viêm, an thần, hạ huyết áp, làm ổn định nhịp tim, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, sử dụng trà hoa cúc có thể gây ra một số phụ bạn cần chú ý.

Tác dụng phụ của trà hoa cúc 

Các triệu chứng dị ứng da

Một số loài hoa có thể gây dị ứng ở một số người, trong đó có hoa cúc. Cơ thể bạn có thể bị nhạy cảm với một số bộ phận của cây như phấn hoa, lá, hoa và thân, hoặc toàn bộ thân cây dẫn đến dị ứng.

Một số người có xu hướng bị dị ứng vì uống trà hoa cúc với các triệu chứng như phát ban, da bị mẩn đỏ và các triệu chứng khác. Điều này xảy ra vì cơ thể bạn bị dị ứng với một số thành phần hóa học của hoa.

Trên thực tế, những người dị ứng với trà hoa cúc không nhiều, tuy nhiên, nếu bạn gặp phải những tác dụng phụ của trà hoa cúc, bạn nên loại bỏ thức uống này ra khỏi danh mục thực đơn hàng ngày của mình.

Tình trạng viêm da nhạy cảm

Một số người uống trà hoa cúc có thể gặp phải tình trạng viêm da nhạy cảm.

Viêm da nhạy cảm là một tình trạng da trở nên nhạy cảm khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Chất alantolactone (một chất hóa học có trong hoa cúc) thường gây nên tình trạng kích ứng da và gây ra các triệu chứng đỏ, viêm da khi bạn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc bất kỳ nguồn tia cực tím nào khác.

Rối loạn tiêu hóa ở người lớn tuổi

Nhiều người nghĩ rằng trà hoa cúc tốt cho người lớn tuổi vì có khả năng kiểm soát huyết áp và hàm lượng cholesterol. Tuy nhiên, trên thực tế, loại trà này có thể gây rối loạn tiêu hóa ở người lớn tuổi bởi dạ dày ở nhóm người cao tuổi tương đối kém.

Ảnh hưởng xấu phụ nữ

Hiện nay không có nghiên cứu rõ ràng nào cho thấy việc sử dụng trà hoa cúc có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, phụ nữ đang trong thời kì mang thai hoặc cho con bú nên tránh sử dụng bởi vì tác dụng phụ của trà hoa cúc có thể có hại cho em bé và không tốt cho quá trình phát triển thai nhi.

Mặt khác, phụ nữ khi mang thai hệ miễn dịch suy giảm hơn bình thường, lá lách và dạ dày đều yếu, nếu uống trà hoa cúc rất dễ bị kích thích dạ dày. Thậm chí, nếu uống lượng nhiều còn gây nên tiêu chảy và các triệu chứng khác.

Khiến cho huyết áp không ổn định

Hạ huyết áp là một tình trạng bệnh lý, trong đó huyết áp của một người trở nên bất thường. Hạ huyết áp có thể do trà hoa cúc gây nên.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, người bị huyết áp thấp không nên uống trà hoa cúc trong quá trình sử dụng các loại thuốc ổn định huyết áp. Nếu lạm dụng đồ uống từ hoa cúc, bệnh nhân dễ rơi vào tình trạng huyết áp xuống quá thấp gây hậu quả đáng tiếc.

Giảm tác dụng một số loại thuốc

Nhiều nghiên cứu cho thấy trà hoa cúc làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc và hóa chất. Những người bị tiểu đường và đang dùng insulin nên tránh sử dụng trà hoa cúc vì nó có thể tương tác với insulin.

Lưu ý khi sử dụng trà hoa cúc

Uống trà hoa cúc thường xuyên sẽ giúp thải độc, làm mờ vết thâm và sáng da, khiến làn da dễ bắt nắng hơn khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vì vậy, hãy sử dụng khi đi ngoài ra ngoài để giảm thiểu việc bắt nắng.

Người có cơ địa dị ứng với trà hoa cúc không nên sử dụng

Chưa có bằng chứng nào chứng minh trà hoa cúc gây ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai không nên sử dụng loại trà này.

Tags:
4.4 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.45457 sec| 796.289 kb