Thứ 7, 23/11/2024, 01:15 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Sản phụ có thể khởi kiện Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang

Sản phụ có thể khởi kiện Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang
(Tieudung.vn) - Sản phụ bị cắt bỏ tử vong do bác sỹ chấn đoán nhầm có thể khởi kiện Bệnh viện Sản Nhi ra tòa nếu không thỏa thuận được về bồi thường.

Đây là ý kiến Trương Anh Tú, Đoàn Luật sư TP Hà Nội xung quanh sự việc sản phụ Lê Thị Vịnh ở Bắc Giang bị cắt bỏ tử cung, thai nhi tử vong do bác sĩ Sản Nhi Bắc Giang chẩn đoán nhầm.

Mô tả ảnh
Luật sư Trương Anh Tú.

Theo luật sư, trong vụ việc xảy ra với sản phụ Lê Thị Vịnh tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang thì phía Bệnh viện có lỗi gì không?

 - Qua nghiên cứu những tài liệu có liên quan tới vụ việc, tôi thấy rằng sự việc này đã được nhiều cơ quan giải quyết, các cơ quan đó là: 1. Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, 2. UBND tỉnh Bắc Giang và cơ quan cuối cùng là Bộ Y tế. Đặc biệt trong Văn bản số 3780/BYT-BM-TE ngày 04/7/2017 về việc thông báo kết luận của Hội đồng chuyên môn cấp Bộ về trường hợp tai biến cắt tử cung bán phần của sản phụ Lê Thị Vịnh, Bộ Y tế có kết luận như sau:

+ Do trình độ chuyên môn, năng lực hạn chế trong thăm khám, chẩn đoán phân biệt bệnh ngoại khoa xảy ra ở phụ nữ có thai, nên chậm trễ trong việc xử trí, điều trị dẫn đến tai biến không mong muốn cho sản phụ;

+ Kỹ năng và ứng xử của cán bộ y tế còn hạn chế, tianh thần, thái độ chưa tích cực khi có chuyển biến xấu của người bệnh.

 Với nội dung kết luận nêu trên thì có thể thấy rằng đối với hậu quả mà sản phụ Lê Thị Vịnh phải gánh chịu (thai nhi bị chết, phải cắt bỏ tử cung, mất khả năng sinh nở) thì Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang là bên có lỗi gây ra thiệt hại này.

Vậy sản phụ Lê Thị Vịnh có thể khởi kiện để yêu cầu bồi thường không?

- Theo quy định tại Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005, là văn bản có giá trị điều chỉnh tại thời điểm xảy ra sự việc có quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, , danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. ..”

Với quy định nêu trên thì bất luận là lỗi vô ý hay cố ý thì Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang vẫn phải có trách nhiện bồi thường thiệt hại cho sản phụ Lê Thị Vịnh. Trong trường hơp Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang và sản phụ Lê Thị Vịnh không tự thỏa thuận được với nhau về việc bồi thường thì sản phụ có thể khởi kiện tới TAND có thẩm quyền để yêu cầu tòa án giải quyết bằng một vụ án dân sự.

Nếu khởi kiện thì đối tượng bị khởi kiện là ai?

- Các bác sĩ trong kíp trực hôm đó là người là những người trực tiếp gây ra thiệt hại về sức khỏe cho sản phụ Lê Thị Vịnh. Tuy nhiên, các bác sĩ trong kíp trực thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân là Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang giao. Do vậy theo quy định tại Điều 618 Bộ luật Dân sự thì:

“Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”

Do vậy đối tượng bị kiện hay bị đơn trong vụ kiện nếu sản phụ Lê Thị Vịnh khởi kiện ra tòa được xác định là Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang.

Nội dung cần khởi kiện là gì thưa luật sư? Đối tượng bị kiện sẽ phải bồi hoàn cho sản phụ Lê Thị Vịnh những thiệt hại gì và mức bồi thường sẽ ra sao thưa luật sư?

Trong trường hợp nếu gia đình sản phụ Lê Thị Vịnh khởi kiện để yêu cầu Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang bồi thường thiệt hại thì nội dung khởi kiện sẽ là Yêu cầu bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. Đây là một trong các trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm cũng như mức bồi thường được quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự như sau:

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”

Xin cảm ơn luật sư!

Kỳ quái hơn, em ruột chị Lê Thị Vịnh là Lê Thị Nhị cũng bị cắt bỏ tử cung do bác sĩ tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang chẩn đoán... nhầm. Cụ thể, ngày 19/5/2016, chị Lê Thị Nhị có thai 14 tuần nhập viện Sản Nhi Bắc Giang. Sau khi thăm khám và tiến hành các xét nhiệm, bác sỹ kết luận thai nhi hoàn toàn bình thường nên chuyển chị Nhị sang Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang.

Tuy nhiên, sau khi được chuyển sang bệnh viện Đa khoa Bắc Giang, sản phụ Nhị bị vỡ tử cung nên phải cắt bỏ, vĩnh viễn không còn khả năng sinh đẻ. Kết luận của bệnh viện Đa khoa Bắc Giang cho thấy: Bệnh nhân Nhị có dị dạng tử cung (hai thân tử cung chung một cổ tử cung).

Tags:
4.7 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.63361 sec| 792.719 kb