Đặc điểm của râu ngô
Râu ngô có sợi mảnh dài, có màu vàng đến nâu thẫm, mùi thơm, vị ngọt. Râu ngô có chứa nhiều loại vitamin như: Vitamin A, C, K, vitamin nhóm B,… các chất đắng, dầu béo, tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác. Vì thế khi uống nước râu ngô thường có cảm giác ngọt, ngậy và mát. Tỷ lệ các loại muối kali, canxi cao nên uống nước râu ngô không sợ mất các muối khoáng.
Râu ngô có tác dụng gì?
Nhiều người có thói quen vứt râu ngô đi vì họ không biết rằng nó có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Râu ngô có một số tác dụng như sau:
Ngừa sỏi thận
Sỏi thận được hình thành bởi sự tích tụ của các tinh thể nhỏ trong thận. Râu ngô có tác dụng lợi tiểu, ngăn chặn sự tích tụ các tinh thể này. Sử dụng thường xuyên nước luộc râu ngô cho người sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, photphat, carbonat. Bên cạnh đó, còn giúp ngăn chặn các lần đi tiểu lắt nhắt của các bệnh nhân bị viêm hay phì đại tuyến tiền liệt.
Hỗ trợ đông máu
Bác sĩ tư vấn: Râu ngô chứa vitamin K giúp máu đông nhanh. Vitamin này đảm bảo cơ thể không mất quá nhiều máu khi bị thương, do đó giúp máu đông lại và ngăn ngừa mất máu.
Kiểm soát cholesterol
Râu ngô cũng kiểm soát cholesterol trong cơ thể. Cholesterol cao dẫn đến một số bệnh tim mạch nguy hiểm. Do đó, uống râu ngô giúp bạn tránh xa những căn bệnh liên quan tới tim.
Lợi tiểu
Râu ngô có tác dụng lợi tiểu, giúp tống chất độc và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, do đó giúp ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch và viêm đường tiết niệu (UTC). Nhờ tác dụng lợi tiểu mà râu ngô cũng có thể làm hạ huyết áp ở người huyết áp cao.
Những lưu ý khi uống nước ngô
Theo các chuyên gia, trong trường hợp đang dùng một loại thuốc khác để trị bệnh thì không nên dùng chung với trà râu ngô. Cần chú ý không được dùng chung với bất kỳ loại thuốc lợi tiểu nào khác, cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Khi dùng râu ngô để trị bệnh chỉ nên dùng trong khoảng 10 ngày rồi ngưng dùng khoảng một tuần rồi dùng lại, tránh trường hợp rối loạn điện giải. Ngoài ra, cần tránh sử dụng các loại đồ uống lợi tiểu này quá nhiều vào buổi tối sẽ khiến bạn khó ngủ do phải đi tiểu nhiều về đêm.
Với trẻ nhỏ khi sử dụng nước mát giải nhiệt ngày hè cần tránh dùng liên tục hàng ngày thay nước lọc, chỉ nên sử dụng trong một thời gian ngắn. Dùng nhiều, lâu dài thuốc có chất lợi tiểu có thể làm mất cân bằng điện giải, tăng đào thải, kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như canxi, kali... Lượng dùng khoảng 20gr râu ngô tươi trở lại, ở dạng râu ngô khô là 10gr. Trẻ nhỏ uống chỉ nên là 1-2 ly nhỏ khoảng 200-300ml mỗi ngày. Lượng nước bổ sung đủ là khi nước tiểu của trẻ trong, chỉ có màu vàng nhạt.
Phụ nữ mang thai uống nước râu ngô cũng rất lành. Ở mấy tháng đầu, thai phụ thường hay bị nhiệt. Để khắc phục tình trạng này, thai phụ có thể sử dụng các vị thuốc có tính mát như râu ngô, mía, mã đề. Khi dùng râu ngô kết hợp với mía, thai phụ cần lưu ý râu ngô có tính lợi tiểu mạnh, nếu uống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều và cạn ối. Để an toàn, thai phụ chỉ nên uống 2 lần mỗi tuần, những thai phụ bị chẩn đoán nước ối ít thì hạn chế dùng loại nước này.
Không dùng cho người mắc bệnh máu đông hoặc đăng dùng thuốc chống đông máu vì rau ngô có đặc tính cầm máu tốt, tăng thêm quá trình đông máu của cơ thể.
Không dùng râu ngô thay thế nước lọc (đặc biệt đối với trẻ em) vì có thể làm cho cơ thể phải đi tiểu nhiều dễ gây ra hiện tượng mất nước. Khi mất nước có thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi làm việc sẽ kém tập trung. Trẻ em uống quá nhiều nước râu ngô ảnh hưởng dễ khiến mất cân bằng điện giải và gây kém hấp thu vi chất, chỉ nên dùng râu ngô là nước uống bổ sung với lượng nhỏ cho trẻ uống thêm.
Phụ nữ đang hành kinh không nên uống: Trong thời kỳ đang hành kinh không nên uống nhiều nước rau ngô và cao rau ngô sẽ làm tình trạng đau bụng kinh sẽ nặng hơn. Râu ngô có tác dụng đông máu, vì vậy rất dễ hình thành máu hòn máu cục, nguy hiểm nhất có thể bị bế kinh.
Thai phụ ít nước ối không nên uống
Phụ nữ mang thai uống nước râu ngô cũng rất lành. Ở mấy tháng đầu, thai phụ thường hay bị nhiệt. Để khắc phục tình trạng này, thai phụ có thể sử dụng các vị thuốc có tính mát như râu ngô, mía, mã đề. Khi dùng râu ngô kết hợp với mía, thai phụ cần lưu ý râu ngô có tính lợi tiểu mạnh, nếu uống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều và cạn ối. Để an toàn, thai phụ chỉ nên uống 2 lần mỗi tuần, những thai phụ bị chẩn đoán nước ối ít thì hạn chế dùng loại nước này.
Trước khi sử dụng râu ngô phải rửa thật sạch
Chọn râu sợi to, bóng, mượt và có màu nâu nhung. Để tăng hiệu quả tác dụng, cũng có thể phối hợp với các vị thuốc lợi tiểu khác như mã đề, cỏ xước, rễ tranh, rễ sậy, kim tiền thảo…
Không nên uống quá nhiều. Nếu bạn đang mang thai mà muốn uống nước râu ngô thì hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.
Chỉ dùng loại ngô được trồng hữu cơ, không sử dụng phân hóa học. Dùng râu ngô tươi thì tốt hơn là râu ngô phơi khô.
Các chuyên gia cũng khuyên, trong trường hợp đang dùng một loại thuốc khác để trị bệnh thì không nên dùng chung với trà râu ngô.
Cần chú ý không được dùng chung với bất kỳ loại thuốc lợi tiểu nào khác, cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Khi dùng râu ngô để trị bệnh chỉ nên dùng trong khoảng 10 ngày rồi ngưng dùng khoảng một tuần rồi dùng lại, tránh trường hợp rối loạn điện giải.
Ngoài ra, cần tránh sử dụng các loại đồ uống lợi tiểu này quá nhiều vào buổi tối sẽ khiến bạn khó ngủ do phải đi tiểu nhiều về đêm.
Với trẻ nhỏ thì không dùng nước ngô thay cho nước lọc.