Thứ 6, 19/04/2024, 13:30 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Những điều bạn bắt buộc phải biết khi ăn lẩu

Những điều bạn bắt buộc phải biết khi ăn lẩu
(Tieudung.vn) - Bạn buộc phải ghi nhớ những điều dưới đây khi ăn lẩu để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phải ăn chín uống sôi

ăn lẩu
Bạn phải chú ý ăn chín uống sôi khi ăn lẩu.

Dù là lẩu hay bất kỳ nào khác cũng nên tuân theo nguyên tắc “ăn chín uống sôi”. Trên thực tế, nhiều người có thói quen vừa cho đồ ăn vào nồi lẩu đã gắp ra, trong khi đó thức ăn mới chín được một nửa. Như vậy, thức ăn sẽ không tiêu diệt hết ký sinh trùng. Người ăn dễ bị tiêu chảy.

Nên ăn rau trước

Thông thường chính trong các món lẩu là các loại thịt . Nhưng xét từ góc độ sức khỏe chúng ta nên ăn rau trước rồi mới ăn thịt, tốt nhất nên ăn khoai tây và khoai lang trước. Lý do là trong khoai tây và khoai lang có chứa lượng lớn tinh bột có thể hình thành lớp bảo vệ trong dạ dày giúp tránh những thành phần gây kích thích như cay nóng trong lẩu gây tổn hại tới dạ dày.

Mặt khác trong khoai tây và khoai lang còn chứa rất nhiều chất xơ có thể giúp cơ thể giảm hấp thụ các chất béo và cholesterol.

Không nên ăn quá mặn

Nước dùng lẩu, nước chấm nên pha nhạt. Vì thực phẩm chính trong món lẩu là thịt nếu ăn quá mặn sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe đặc biệt là đối với những người bị huyết áp cao. Cho dù không bị huyết áp cao, nếu khẩu vị quá mặn cũng sẽ gây ảnh hưởng tới bộ phận cảm nhận vị giác.

Có thể dùng hành, dấm, tỏi, gừng để điều chỉnh mà không làm mất đi hương vị của món ăn.

Không nên ăn quá nóng

Nhiều người có thói quen gắp thức ăn (rau, thịt) trong nồi lẩu đang sôi sùng sục ra rồi ăn luôn, điều này cực kỳ nguy hiểm. Ăn quá nóng sẽ gây bỏng niêm mạc miệng, niêm mạc họng dễ bị nhiễm trùng….

Người bị viêm lợi, mắc bệnh răng miệng

Người bị viêm lợi, người mắc bệnh răng miệng không nên ăn quá nhiều lẩu nóng vì ăn lúc nóng sẽ gây hỏng men răng, tình trạng viêm lợi, hôi miệng sẽ nặng lên.

Sau khi ăn lẩu, hãy "kết bạn" với sữa chua

Ngoài các chất giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, trong sữa chua còn chứa khuẩn lên men, có chống lại sự phát triển của các vi khuẩn, phòng chống đau bụng, tiêu chảy.

Không chỉ thế, ăn sữa chua sau khi ăn lẩu còn giúp làm mát, hạn chế nóng trong người và nổi mụn, giúp cho việc tiêu hoá diễn ra dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, thúc đẩy tiêu hoá, giảm cảm giác khó chịu sau khi ăn lẩu.

Và nhớ sau khi ăn lẩu khoảng 30' mới ăn sữa chua đó!

Tags:
4.1 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.97872 sec| 770.836 kb