Thứ 3, 26/11/2024, 04:10 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Nguy cơ ung thư da do nắng kéo dài

Nguy cơ ung thư da do nắng kéo dài
(Tieudung.vn) - Trong mấy tháng qua, khu vực Nam Bộ nắng nóng kéo dài. Đặc biệt, thời tiết trong cả tháng nay nhiệt độ khu vực này luôn ở ngưỡng 36 – 37 độ C, có lúc lên đến 39-40 độ C khiến chỉ số UV index (chỉ độ mạnh của tia cực tím phát ra từ mặt trời) tăng cao vượt ngưỡng cho phép.

Trong mấy tháng qua, khu vực Nam Bộ kéo dài. Đặc biệt, thời tiết trong cả tháng nay nhiệt độ khu vực này luôn ở ngưỡng 36 – 37 độ C, có lúc lên đến 39-40 độ C khiến chỉ số UV index (chỉ độ mạnh của tia cực tím phát ra từ mặt trời) tăng cao vượt ngưỡng cho phép.

Nhiệt độ tăng cao gây nguy cơ ung thư da
 

Do nhiệt độ luôn ở mức cao, nên chỉ số tia cực tím tại khu vực Nam Bộ nói chung và trên địa bàn TP. HCM đã đạt mức 10, mức cực cao, có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho làn da khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

Thời điểm tia cực tím cực độ diễn ra từ khoảng 10h - 14h, đây là khoảng nắng nhất trong ngày. Trong thời gian nắng nóng với tia cực tím đang ở mức cực đỉnh như vậy, sức khỏe của người dân sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, có thể gây ung thư da và tổn hại đến mắt nếu không có biện pháp bảo vệ khi ra đường.  Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, tia cực tím tại TPHCM ở mức cao thường diễn ra vào thời điểm gần mùa mưa.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, khi chỉ số UV  ạt ở mức 3 hoặc cao hơn một chút, người dân ra đường phải mặc áo che chắn để bảo vệ cơ thể và  đeo kính mát để bảo vệ mắt trước tia cực tím. Trong khi đó, thực tế ngày 4/5, chỉ số UV index đo được tại TPHCM, Tây Ninh, Bình Phước đạt ở mức 8-10.

Theo các nhà khoa học, tia cực tím có vệ sinh, diệt các vi trùng, vi khuẩn. Vì thế nếu buổi sáng sớm để tia tử ngoại tiếp xúc với da hoặc nhiều căn nhà được thiết kế để tia tử ngoại chiếu vào nhà thì rất tốt. Tuy nhiên, nếu tia tử ngoại mạnh quá, vượt mức cho phép sẽ giết vi khuẩn, vi trùng, gây ra các bệnh về da, đặc biệt là ung thư da.

Các chuyên gia về môi trường cũng cảnh báo, khi ngoài trời UV đạt tới mức 6 thì da người sẽ bị cháy nắng trong vòng 30 phút. Khi UV dao động từ 8 - 10 thì khuyến cáo người dân ra đường hoặc làm việc ngoài trời phải sử dụng có chỉ số SPF từ 30 trở lên, mặc thêm áo, đeo kính mát, đội thêm nón và không nên ở dưới nắng quá lâu.

Chỉ số tia cực tím (UV-Index) là một chỉ số quốc tế, cho biết cường độ tia cực tím từ Mặt trời trên mặt đất. UV-index được tính bằng 2 vệ tinh do Hoa Kỳ vận hành. Hiện tại, thang đo tia UV được chia thành nhiều mức độ:

0-2: Thấp (màu xanh lá cây): Cường độ tia cực tím từ Mặt trời ở mức thấp, không gây nguy hiểm đối với phần lớn người dân, trừ những người mẫn cảm.

3-5: Trung bình (vàng): Có thể gây hại nếu tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng. Nên ở trong bóng râm vào thời điểm Mặt trời hoạt động mạnh (10h - 16h). Mặc quần áo và bôi kem chống nắng mỗi khi ra ngoài.

6-7: Cao (da cam): Nguy hiểm khi tiếp xúc với ánh nắng. Hạn chế ra ngoài trong khoảng 10h - 16h. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, hãy sử dụng mọi biện pháp bảo vệ có thể: áo chống nắng, kem chống nắng, kính chống tia UV.

8 - 10: Cực cao (đỏ): Cực kỳ nguy hiểm, có thể khiến da của bạn cháy nắng rất nhanh nếu không được bảo vệ. Đừng tiếp xúc với nắng trong thời gian 10h - 16h. Áp dụng mọi biện pháp bảo vệ có thể nếu phải ra ngoài.

11+ : Cực độ (tím): Nguy hiểm cực độ, khiến da của bạn cháy nắng rất nhanh nếu tiếp xúc với ánh nắng. Đừng tiếp xúc với nắng trong thời gian 10h - 16h. Áp dụng mọi biện pháp bảo vệ có thể nếu phải ra ngoài.

Tags:
4.1 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.35883 sec| 776.969 kb