Trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày gây nhiều khó chịu. Nguồn ảnh: Internet
Trào ngược dạ dày thực quản hay Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) là tình trạng dịch dạ dày (bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi...) trào ngược lên thực quản.
Trong điều kiện sinh lý bình thường, mỗi khi chúng ta ăn uống, thức ăn đưa từ miệng xuống thực quản, cơ vòng thực quản dưới mở ra cho phép thức ăn xuống dưới dạ dày, sau đó tự động đóng kín lại để ngăn không cho thức ăn và dịch vị trào ngược trở lại. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược lên gây tổn thương các cơ quan thực quản, thanh quản, miệng,..
Dấu hiệu trào ngược dạ dày
Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
Ợ hơi thường xuyên là dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Ợ nóng là cảm giác nóng rát từ dạ dày (vùng thượng vị), dưới xương ức lan lên cổ.
Ợ chua thường đi kèm với ợ hơi và ợ nóng, để lại vị chua trong miệng.
Các triệu chứng trên thường xuất hiện khi ăn no, khi đầy bụng khó tiêu, nằm ngủ, nhất là vào ban đêm.
Buồn nôn, nôn
Sự trào ngược của axit vào họng hoặc miệng, kích thích họng miệng gây cảm giác buồn nôn.
Tình trạng này có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào nhưng thường nặng nhất vào ban đêm do tư thế khi ngủ và khi hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh mẽ hơn.
Đau tức ngực thượng vị
Bạn có thể có cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra sau lưng và cánh tay.
Nguyên nhân do axit trào ngược lên kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, cơ quan cảm ứng đau sẽ đưa ra tín hiệu như đau ngực.
Khó nuốt
Trào ngược dạ dày thực quản với tần suất lớn gây phù nề, sưng tấy, làm thu hẹp đường kính thực quản. Vì thế người bệnh có cảm giác khó nuốt, vướng ở cổ.
Khản giọng và ho
Do dây thanh quản bị tổn thương khi tiếp xúc với axit dạ dày. Người bệnh trào ngược dạ dày sẽ bị khản giọng do dây thanh phù nề, khó nói và lâu ngày thành ho do dịch viêm chảy xuống thanh phế quản.
Miệng tiết nhiều nước bọt
Miệng tiết nhiều nước bọt là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể ở vùng miệng nhằm trung hòa bớt lượng axit trào lên.
Ngoài 6 dấu hiệu trào ngược dạ dày phổ biến trên, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác như khó tiêu, đầy bụng, hen suyễn viêm phổi,...
Trào ngược dạ dày nên sử dụng mật ong
Dùng mật ong nguyên chất
Để có thể hỗ trợ chữachứngtrào ngược dạ dày, bạn có thể nuốttừ từmật ong nguyên chất. Lúc này,nhữngdưỡng chất có trong mật ong sẽ có đủ thời gian bám vào niêm mạcdạ dày, từ đó tạo thành lớp bảo vệ vàkích thíchquá trìnhlànhcác vết viêm loét.Ngoài ra, bạn cũng có thể pha mật ong với nước ấmđểuống vào mỗi buổi sáng và mỗi buổi tối trướcbữaăn khoảng từ 20 – 30 phút. Đồng thời, bạn có thể kết hợpvớicácthành phầntự nhiênkhác nhưbộtnghệ, tỏi hay gừng sẽ có thể làmtăng hiệu quả chữa trị trào ngược dạ dày.
Tỏi ngâm mật ong
Có thể nói tỏi cũng là một trong những loại kháng sinh tự nhiên với thành phần có chứa nhiều allicin. Đây là một chất cókhả năngdiệt khuẩnvàchống viêm rất cao. Nếu bạn kết hợp tỏi ngâm cũng với mật ong sẽ có thể giúp thúc đẩy quá trình điều trị trào ngược dạ dàytốthơn. Cáchchữatrào ngược dạ dày bằng tỏi ngâm với mật ong rất đơn giản, cụ thể bao gồm:
Bước 1: Bạn hãy đem tỏi đi bóc vỏ khoảng 15g, sau đó đem đi rửa sạch,đểráo nướcvàgiãnhuyễn. Tiếp đến, bạn hãy cho tỏi vào trong một hũ thuỷ tinh có nắp đậy.
Bước 2: Bạn hãy rót vào đó khoảng 100ml mật ong cho đến khi ngập tỏi, đậy kín nắpvàđặtở nơi khô ráo, thoáng mát,hạn chếánh nắng mặt trời là được.
Bước 3: Sau khoảng thời gian 3 tuần, bạn hãy lấy tỏi ngâm mật ong ra đểăn hoặc uống. Mỗi ngày kiên trì sử dụng từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Mỗi lần dùng 1 tép tỏi và 2 thìa cà phê mật ong pha với nước ấm.