Thứ 6, 22/11/2024, 19:58 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Người đi tiêm chủng cần ăn uống đầy đủ, không để bụng đói và chủ động thông báo về tiền sử bệnh

Người đi tiêm chủng cần ăn uống đầy đủ, không để bụng đói và chủ động thông báo về tiền sử bệnh
(Tieudung.vn) - Bộ Y tế vừa có kế hoạch phân bổ gần 1,7 triệu liều vắc-xin Covid-19 cho 63 tỉnh, thành phố chuẩn bị cho việc tiêm vắc-xin Covid-19 đợt 3. Việt Nam đã đặt mục tiêu bảo đảm miễn dịch cộng đồng với Covid-19 trong năm 2021 với khoảng 60%-70% dân số được tiêm vắc-xin Covid-19.

Người đi tiêm chủng cần ăn uống đầy đủ, không để bụng đói và chủ động thông báo về tiền sử bệnh

Dự kiến cuối năm 2021, Việt Nam sẽ có 110 triệu liều vắc-xin Covid-19 để "phủ sóng" cho người dân. Trong khi đó, vắc-xin Covid-19 của Việt Nam cũng dự kiến thử nghiệm thành công.

PGS-TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng Mở rộng quốc gia - cho biết vắc-xin phòng Covid- 19 cũng như bất kỳ một loại vắc-xin nào, khi sử dụng sẽ xảy ra một số phản ứng nhất định như phản ứng thông thường để cơ thể đáp ứng sinh miễn dịch bảo vệ phòng bệnh và có thể gặp phản ứng nặng đe dọa sức khỏe và tính mạng người được tiêm chủng nếu không được xử trí kịp thời. Vừa qua, đã có 1 trường hợp tử vong sau tiêm vắc-xin, đây là một sự cố rất hiếm gặp.

"Số trường hợp phản ứng sau tiêm chủng sẽ tỉ lệ thuận với số lượng vắc-xin sử dụng, vì vậy khi triển khai vắc-xin số lượng càng lớn thì số trường hợp phản ứng sau tiêm chủng sẽ tăng lên. Vừa qua, với gần 1 triệu liều vắc-xin sử dụng, Việt Nam đã ghi nhận số trường hợp phản ứng thông thường là 18,7%, tỉ lệ này tương đương theo khuyến cáo của nhà sản xuất và WHO" - PGS Dương Thị Hồng thông tin.

Theo hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 của AstraZeneca, vắc-xin này không chống chỉ định với các trường hợp có bệnh lý nền như: tiểu đường, tăng huyết áp... Với người có các bệnh lý nền nặng, bệnh mạn tính chưa được điều trị ổn định là một trong những yếu tố cần thận trọng khi tiêm chủng, những đối tượng này cần được tiêm chủng và theo dõi tại bệnh viện nếu đủ điều kiện tiêm chủng.

PGS Dương Thị Hồng : "Người dân khi đi tiêm chủng cần phối hợp với cán bộ y tế, chủ động thông báo cho cán bộ y tế về tiền sử bệnh, các thuốc đang sử dụng, tiền sử dị ứng, tiền sử phản ứng nặng với lần tiêm chủng trước... Sau khi tiêm chủng cần theo dõi tình trạng sức khỏe trong 24 giờ đầu và 2 tuần sau đó. Tương tự tiêm chủng vắc-xin khác, người đi tiêm chủng cần bảo đảm ăn uống đầy đủ, không để bụng đói khi đi tiêm chủng".

Tags:
5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.04517 sec| 770.18 kb