Thứ 2, 25/11/2024, 08:17 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Mắc thủy đậu, nam thanh niên rất nguy kịch

Mắc thủy đậu, nam thanh niên rất nguy kịch
(Tieudung.vn) - Ngày 13/5, theo thông tin từ Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới T.Ư, đơn vị này đang điều trị cho một bệnh nhân mắc thủy đậu trong tình trạng rất nặng, tiên lượng xấu về tình hình sức khỏe.

Mô tả ảnh
Bệnh nhân M. hiện đang được điều trị tích cực tại bệnh viện.

Đó là trường hợp của bệnh nhân N.T.M. (28 tuổi, trú tại Sơn La) vào khám tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư ngày 11/5 với biểu hiện ban dày, nốt phỏng to, rất mệt, rối loại động máu trầm trọng. Đến 13/5, bệnh nhân rất nguy kịch, rối loạn đông máu toàn bộ, suy đa phủ tạng, tiên lượng xấu. Người nhà bệnh nhân cho biết, trước đó, bệnh nhân bị ốm, sốt, đã tự ý mua thuốc về điều trị và sau đó cơ thể nổi các nốt ban nhỏ nhưng chỉ nghĩ là do dùng thuốc tây nhiều, không nghĩ bị thủy đậu. Sau đau ngày thứ 2, bệnh nhân mới báo gia đình đưa vào BV Đa khoa Mộc Châu khám và điều trị nhưng không đỡ. Gia đình xin chuyển xuống BV Bệnh nhiệt đới T.Ư.

Tính từ thời điểm bệnh nhân xuất hiện triệu chứng thủy đâu đến nay là 5 ngày. Theo bác sĩ Nguyễn Minh Điền - BV Bệnh nhiệt đới T.Ư, dù đây là một bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những hồng ban mụn nước lan tràn. Tuy nhiên, bệnh có thể có những biến chứng rất trầm trọng. Biến chứng nhẹ của bệnh là nhiễm trùng da nơi mụn nước, nặng hơn vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiêm trùng huyết.

Các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não... là các biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng, hay để lại di chứng sau này. Đặc biệt, thậm chí sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh, siêu vi thuỷ đậu vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt (ngủ đông). Nhiều năm sau đó, có thể là 10, 20, hay 30 năm sau, khi có điều kiện thuận lợi như sức đề kháng cơ thể kém hay có yếu tố gì khác, siêu vi này sẽ tái hoạt động trở lại và gây bệnh Zona, có người còn gọi là giời leo.

Để phòng ngừa thủy đậu, bác sĩ Điền khuyến cáo, mọi người cần được tiêm vaccine phòng thuỷ đậu giúp tạo kháng thể chống lại virus này. Đối với trẻ từ 12 - 18 tháng tuổi được tiêm 1 lần. Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần. Trẻ trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4 - 8 tuần. Nếu được tiêm chủng, khả năng phòng bệnh đến 80 - 90%. Tuy nhiên, khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt, thường không bị biến chứng.

Tags:
3.8 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.29476 sec| 781.406 kb